Các hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới

Máy bay là phương tiện giao thông và quân sự hiện đại nhất mà con người từng chế tạo được. Với sự phát triển hiện nay, việc di chuyển bằng máy bay trở nên thông dụng. Tuy nhiên việc chế tạo máy bay vẫn còn khá khó khăn, đòi hỏi những kỹ thuật cao. Trên Thế Giới mới có khá ít các hãng có đủ năng lực để chế tạo máy bay.

1. Hãng máy bay Airbus

các hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới

Airbus là một trong những hãng sản xuất máy bay lớn nhất Thế Giới có trụ sở tại thành phố Toulouse, Pháp. Airbus là một hãng chuyên sản xuất máy bay và là công ty con của EADS (The European Aeronautic Defence and Space Company). Vào năm 2005, Airbus đã vượt qua hãng sản xuất máy bay Boeing để trở thành thương hiệu sản xuất máy bay có số lượng máy bay được sản xuất lớn nhất Thế Giới. Tính tới thời điểm hiện tại, một nửa số máy bay phản lực trên khắp Thế Giới được sản xuất tại các nhà máy của Airbus. Ban đầu thị trường của Airbus trong phạm vi châu Âu sau vươn ra các thị trường Nhật Bản, Ấn Độ và giờ là toàn Thế Giới.

Airbus Industrie được các công ty hàng không châu Âu thành lập để cạnh tranh với các công ty Mỹ như Boeing, McDonnell Douglas và Lockheed. Mặc dù máy bay châu Âu có rất nhiều sáng tạo và cải tiến, nhưng ngay cả những sản phẩm thành công nhất cũng không có doanh thu cao. Năm 1991, Jean Pierson – Giám đốc điều hành của Airbus Industrie, đã phân tích một số nhân tố giải thích về vị trí thống lĩnh của các nhà sản xuất máy bay Mỹ: Do nước Mỹ có diện tích lớn nên việc đi lại theo đường hàng không được ưa chuộng. Năm 1942 Anh-Mỹ thỏa thuận ủy thác việc sản xuất máy bay vận tải sang cho Mỹ. Chiến tranh thế giới thứ 2 đã đem lại cho Mỹ một ngành công nghiệp hàng không mạnh mẽ và mang lại nhiều lợi nhuận. Với mục đích tăng cường sức mạnh hợp tác châu Âu trong lĩnh vực công nghệ hàng không và từ đó thúc đẩy tiến bộ nền kinh tế và công nghệ ở châu Âu, phải có biện pháp thích hợp để phát triển và sản xuất một máy bay “airbus”.

 2. Hãng máy bay Antonov

Antonov là hãng sản xuất máy bay thành lập vào năm 1952 tại Ukraina. Hãng được đặt theo tên Oleg Konstantinovich Antonov, người sáng lập và là nhà thiết kế các loại máy bay An-2, An-24, An-22… Antonov chuyên chế tạo những máy bay đặc biệt như máy bay trinh sát bên cạnh dòng sản phẩm máy bay dân dụng và quân sự. Antonov cũng sản xuất những máy bay nhỏ gọn để chở hàng hóa và số lượng khách hạn chế. Các chuyên gia đánh giá rằng các sản phẩm của hãng được ví như chiếc SUV trên không – có thể linh hoạt bay trên bất cứ loại điều kiện nào.

Các máy bay của Antonov có rất nhiều loại từ kiểu to lớn An-2 ‘Colt’ hai tầng cánh (với chỉ riêng cánh của nó cũng đã lớn bằng một máy bay khác) cho đến loại máy bay trinh sát Antonov An-28 cùng loại sản xuất hàng loạt An-124 Condor và máy bay vận tải chiến lược An-225 Cossack (loại này là máy bay dịch vụ lớn nhất thế giới). Các loại kém nổi tiếng hơn gồm An-24 Coke, An-26 Curl và kiểu An-30 Clank với tua bin phản lực cánh quạt đôi, cánh cao, máy bay chở khách cho dịch vụ nội địa. Các máy bay An-72/An-74 Coaler phản lực loại nhỏ dần thay thế những chiếc An-70 lớn hơn. Chiếc An-70 có bề ngoài giống với thiết kế của loại Airbus A400M đã được sử dụng tại châu Âu.

 3. Hãng máy bay Boeing

Vào năm 1916 hai kỹ sư Hải quân Hoa Kỳ là William E. Boeing và George Conrad Westervelt đã thành lập công ty hàng không B&W tại thành phố Washington. Sau đó vào năm 1917 công ty chính thức đổi tên thành Boeing Airplane Company và giữ cái tên đó cho tới tận ngày nay.
Boeing là thương hiệu hàng không dân dụng và quân sự hàng đầu thế giới với 170.000 nhân viên có thị trường ở 150 quốc gia. Hiện nay, Boeing đang chiếm gần 40% thị phần ở Trung Đông và hãng hy vọng sẽ tăng thị phần tại khu vực này. Boeing hiện nắm giữ khoảng 30% thị trường máy bay tầm trung, nhưng chiếm tới 60% thị trường máy bay tầm xa. Việt Nam cũng là thị trường quen thuộc và tiềm năng của hãng máy bay Boeing

 4. Hãng máy bay Embraer

Một hãng sản xuất máy bay mới nổi nhưng có tiềm năng có thể cạnh tranh trực tiếp với Airbus và Boeing đó là Embraer. Embraer thành lập vào năm 1969 do Ozires Silva tại Brazil, đây được coi là công ty đáng tự hào nhất của quốc gia này. Sản phẩm của hãng rất đa dạng từ máy bay tư nhân cho tới các máy bay thương mại. Hiện nay Embraer là hãng sản xuất máy bay thương mại đứng thứ 3 Thế Giới sau Airbus và Boeing. Với sản phẩm máy bay tư nhân dành cho các doanh nhân và người nổi tiếng của hãng chiếm tới 19% thị trường toàn cầu. Nhiều ngôi sao nổi tiếng Thế Giới là khách hàng của hãng như diễn viên Thành Long, tại Việt Nam doanh nhân Đoàn Nguyên Đức cũng sở hữu một máy bay của hãng. Embraer có hơn 19.000 nhân viên phục vụ khách hàng từ 20 quốc tịch khác nhau, hãng có 85 công ty đặt tại 58 quốc gia trên toàn cầu.

 5. Hãng máy bay Comac

Comac là một hãng hàng không đến từ Trung Quốc thành lập vào năm 2008 tại thành phố Thượng Hải. Vào năm 2015 Comac lần đầu tiên ra mắt thị trường máy bay C919 máy bay dân dụng cỡ lớn đầu tiên do nước này tự nghiên cứu, chế tạo. Chiếc C919 được rất nhiều chuyên gia và hãng hàng không quan tâm vì tính tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường và thiết kế thon gọn. Dự kiến hãng sẽ phát triển hơn 2.000 chiếc C919 trong vòng 2 thập kỷ tới, với mục tiêu nắm giữ 10% thị phần toàn cầu đối với loại máy bay thân hẹp.

Máy bay C919 đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên thành công vào ngày 5/5/2017. Từ đó tới nay, C919 đã có thêm nhiều chuyến bay thử nghiệm để đạt mục tiêu bay 4.200 giờ an toàn từ nay tới năm 2022 trước khi máy bay được bàn giao cho khách mua. Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) thuộc sở hữu của chính phủ cho biết đã đảm bảo hơn 700 đơn đặt hàng cho máy bay thân hẹp C919, loại máy bay do COMAC sản xuất với mục đích cạnh tranh với Boeing 787 và Airbus A350.

 6. Hãng máy bay Bombardier

Bombardier là hãng sản xuất máy bay đến từ Canada thành lập vào năm 1942. Thành lập từ khá lâu đời nhưng Bombardier luôn bị cạnh tranh khốc liệt từ Boeing và Airbus cho tới khi hãng tung ra thị trường dòng sản phẩm máy bay thương mại Cseries giá cả phải chăng cung cấp cho những hãng hàng không mới mở hoặc giá rẻ. Đây là lần đầu tiên Bombardier chuyển sang sản xuất máy bay thương mại cỡ lớn so với sản phẩm truyền thống là những máy bay cỡ nhỏ. Cseries được đánh giá khá cao và đã có rất nhiều thương hiệu hàng không muốn mua hoặc thuê.

Bombardier CRJ, CRJ900 và CRJ1000 là các loại máy bay thương mại khu vực dựa trên phiên bản thành công Bombardier CRJ200. Máy bay này đã bay biểu diễn tại Hà Nội ngày 10 tháng 9 năm 2007 và tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 11 tháng 9 năm 2007. Hãng hàng không Air Mekong cũng sử dụng loại Bombardier CRJ 900 để làm loại máy bay chủ lực cho các đường bay nội địa của mình. Tiếp theo thành công của xê ri CRJ-100/-200, Bombardier đã quyết định tiến hành tiếp việc sản xuất hai biến thể lớn hơn nhằm cạnh tranh với các loại máy bay thương mại nhỏ như Boeing 717, Boeing 737-600, Embraer E-Jets và những loại tương tự.

7. Hãng máy bay Titan Aerospace

Titan Aerospace là một công ty hàng không vũ trụ của Mỹ có trụ sở tại Moriarty, New Mexico từ năm 2013 – 2014. Họ dự định phát triển và sản xuất máy bay không người lái. Công ty được Google mua lại vào năm 2014, người đã lên kế hoạch sử dụng Titan Aerospace để phát triển các phương tiện bay không người lái có khả năng mang kết nối Internet đến các vùng xa xôi trên thế giới. Vào tháng 1 năm 2017, Google thông báo rằng họ đang từ bỏ dự án.

Titan Aerospace là hãng sản xuất máy bay không người lái lớn nhất Thế Giới thuộc sở hữu của Google. Các sản phẩm của hãng hoạt động bằng năng lượng mặt trời với mục đích mang truy cập Internet tới những vùng xa xôi hẻo lánh nhất. Đồng thời Google cũng sử dụng các sản phẩm của Titan Aerospace để cứu trợ thảm họa cũng như truy nhập vào các vùng môi trường bị ô nhiễm. Hiện nay, các sản phẩm của hãng chỉ mới được sản xuất và sử dụng trong nội bộ công ty, chưa rõ đến khi nào Google sẽ thương mại hóa hãng máy bay này.

 8. Hãng máy bay Lockheed Martin

 

Lockheed Martin (NYSE: LMT) là một hãng chế tạo máy bay, vũ khí, tên lửa, vệ tinh và các kỹ thuật tân tiến thành lập vào năm 1995 bởi sự sáp nhập của Lockheed với Martin Marietta. Hiện nay, trụ sở của hãng đặt tại Maryland. Có khoảng 135.000 nhân viên trên toàn Thế Giới. Lockheed Martin là công ty hợp có các hợp đồng cung cấp cho quốc phòng lớn nhất Thế Giới. Vào năm 2005, 95% doanh thu của Lockheed Martin là từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, các cơ quan liên bang khác của Hoa Kỳ, và các khách hàng quân đội nước ngoài.

 9. Hãng máy bay Ilyushin

Hãng sản xuất máy bay Ilyushin được thành lập vào năm 1933 tại Nga bởi Sergey Vladimirovich Ilyushin. Trước đây, hãng chủ yếu cung cấp máy bay quân sự cho chiến tranh sau đó mở rộng ra các sản phẩm về không gian vũ trụ, quốc phòng và máy bay thương mại. Ilyushin được đánh giá là hãng sản xuất máy bay an toàn nhất Thế Giới, tỷ lệ tai nạn từ các sản phẩm của hãng gần như bằng 0.

10.Hãng máy bay Irkutsk

Irkutsk là một trong những hãng sản xuất máy bay lớn nhất Thế Giới thành lập vào năm 1932 tại khu vực Ngoại Baikal ở Liên bang Nga. Hãng được biết đến như là nhà sản xuất loại Su-30 trong họ các máy bay đánh chặn máy bay tấn công mặt đất. Chính quyền Nga có kế hoạch hợp nhất Irkutsk với Ilyushin, Mikoyan,… như một công ty mới với tên gọi Tập đoàn chế tạo máy bay liên hợp trong tương lai.

Tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới

Array

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *