Bồn cầu đắt nhất thế giới trị giá 23 triệu USD

Mới đây, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết họ đã hoàn thiện một chiếc bồn cầu đắt nhất thế giới dành cho không gian thế hệ mới. Và dự định sẽ đưa lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trong một vài tháng tới.

ISS là một cơ quan nghiên cứu tiên tiến nhất. Và đến cuối năm nay, ISS sẽ là nhà của chiếc bồn cầu đắt nhất thế giới và tân tiến nhất từng được tạo ra.

Có tên gọi là Universal Waste Management System. Chiếc bồn cầu công nghệ cao này được NASA phát triển trong vòng 6 năm. Và tiêu tốn đến 23 triệu USD. Nó sẽ được đưa lên ISS trong tháng 9 năm nay; bằng tàu vũ trụ chở hàng Cygnus. Để các phi hành gia trải nghiệm trong 3 năm.

Cận cảnh chiếc bồn cầu đắt nhất thế giới của NASA
Cận cảnh chiếc bồn cầu đắt nhất thế giới của NASA

Thiết kế của bồn cầu đắt nhất thế giới

Không giống như hai phiên bản trước. Bồn cầu không gian mới của NASA được thiết kế để hoạt động trên nhiều loại tàu vũ trụ có phi hành đoàn khác nhau. Trước mắt, nó sẽ được lắp trên Orion. Một tàu vũ trụ chở các phi hành gia NASA lên Mặt Trăng năm 2023.

Melissa McKinley, người đứng đầu bộ phận phát triển Universal Waste Management System. Cho biết bồn cầu này có thể được trang bị cho các tàu đổ bộ lên Mặt Trăng hay Sao Hỏa.

Universal Waste Management System có hình trụ màu trắng có một cái phễu để hút nước tiểu. Một bộ phận nén chất thải có thể tháo rời ra. Và chỗ ngồi có ký hiệu để người dùng xác định được vị trí.

Một trong những điểm khác biệt lớn nhất của chiếc bồn cầu mới này là nhỏ gọn và hoàn toàn khép kín. Nó cũng có một hệ thống để xử lý sơ bộ nước tiểu. Trước khi chuyển đến hệ thống tái chế thành nước. Thiết bị này sẽ đặt ngay cạnh nhà vệ sinh hiện có trên ISS.

Nhà vệ sinh tại ISS thời điểm hiện tại
Nhà vệ sinh tại ISS thời điểm hiện tại

Sự cải tiến của chiếc bồn cầu đắt nhất thế giới

McKinley cho biết một trong những cải tiến lớn nhất chính là thay đổi về thiết kế vị trí ngồi cũng như phễu chứa nước tiểu. Để các phi hành gia nữ có thể dễ dàng đại tiện và tiểu tiện cùng lúc.

Trong các nhiệm vụ không gian đầu tiên, NASA thậm chí không mấy bận tâm đến việc lắp trang thiết bị cho nhà vệ sinh trên tàu. Trong sứ mệnh Apollo 11 lên Mặt Trăng. Ba phi hành gia trên khoang chỉ huy đã phải tiểu tiện và đại tiện trong một chiếc bao.

Trong khi đó, trạm vũ trụ đầu tiên của NASA là Skylab thì có một lỗ trên tường để hút nước tiểu và chất thải. Đến tàu con thoi, NASA mới trang bị một bồn cầu có hình dáng gần giống bồn cầu ở Trái Đất.

Đại tiện trong môi trường không trọng lực luôn là thách thức của các phi hành gia. Bất chấp sự nỗ lực cải tiến của NASA trong những năm qua. Trong không gian, mọi thứ bay lơ lửng. Do đó, các bồn cầu sử dụng luồng khí cực mạnh để cho chất thải của phi hành gia vào trong túi. Những chiếc túi này sẽ được đặt trong thùng kín để mang về Trái Đất.

Chế tạo chiếc bồn cầu đắt nhất thế giới

Bảo vệ sức khỏe của phi hành đoàn

Một chuyên gia cho biết việc cải tiến thiết kế bồn cầu trên không gian sẽ tạo cảm giác thoải mái khi đi vệ sinh. Cũng như góp phần làm giảm rủi ro về sức khỏe cho các phi hành gia.

Ngoài bồn cầu mới, NASA cũng nghiên cứu các cách khác để cải thiện hệ thống chất thải trong các nhiệm vụ khám phá vũ trụ trong tương lai. Ví dụ, cơ quan này đang nghiên cứu cách tách nước từ chất thải rắn để tái chế lại. Bởi nước là nguồn tài nguyên quý hiếm trong không gian.

Xem thêm: Máy giặt sấy nhanh nhất thế giới

Array

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *