Nhắc đến rắn, người ta nghĩ ngay đến những vết cắn nguy hiểm có thể gây chết người. Mặc dù không phải tất cả các loài rắn đều có nọc độc, nhưng có những loài có khả năng gây tử vong trong vòng 30 phút. Đây là sức mạnh của một trong những động vật có nọc độc nhất thế giới. Hãy cùng VNtoWorld tìm hiểu về những loài rắn độc nhất thế giới hiện nay nhé!
1.Rắn taipan nội địa
Rắn taipan nội địa có tên khoa học là Oxyuranus scutellatus là một trong những loài rắn độc nhất, có nghĩa là chỉ cần một chút nọc độc rắn có thể giết chết con mồi (hoặc con người). Chúng sống ẩn mình trong các khe đất sét của vùng ngập lũ Queensland và Nam Australia, thường nằm trong các hang được đào sẵn của các loài động vật khác.
Sống ở những nơi xa xôi hiếm khi tiếp xúc với con người. Khi cảm thấy bị đe dọa, con rắn sẽ cuộn chặt cơ thể của nó thành hình chữ S trước khi lao ra ngoài bằng một cú đớp nhanh hoặc nhiều lần.
Một thành phần chính của nọc độc giúp nó khác biệt với các loài khác là enzym hyaluronidase. Loại enzyme này làm tăng tỷ lệ hấp thụ chất độc trong cơ thể nạn nhân.
2.Rắn đuôi chuông
Rắn đuôi chuông có tên khoa học là Rattlesnake đặc điểm chung là cái đuôi của chúng có thể rung và kêu lên lúc săn mồi và cảnh báo khi có nguy hiểm. Có 32 loài rắn chuông với từ 65-70 phân loài. Tất cả chúng đều là loài bản địa châu Mỹ, từ phía nam Canada đến miền trung Argentina.
Các trường hợp bị rắn đuôi chuông cắn đa phần do dẫm lên hoặc bước gần chúng. Khi bị cắn bởi rắn đuôi chuông, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm. Sau khi bị cắn, vết thương sẽ sưng lên và đau dữ dội. Kèm theo đó, nạn nhân sẽ cảm thấy lo lắng, buồn nôn và dần yếu đi, suy tim và chết sau đó từ 6 đến 48 tiếng. Nếu được cứu chữa bằng huyết thanh trong 2 tiếng đầu tiên, nạn nhân sẽ có cơ hội hồi phục nhanh chóng.
Theo thống kê ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 7000 đến 8000 nạn nhân bị rắn đuôi chuông cắn với khoảng 10 người chết.
3.Rắn hổ mang chúa
Có tên khoa học là Ophiophagus hannah, phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á.
Khi bị đe dọa, rắn hổ mang chúa sẽ sử dụng xương sườn và cơ đặc biệt ở cổ để làm bung “mũ trùm đầu” – vùng da quanh đầu. Những con rắn này cũng có thể nâng đầu lên khỏi mặt đất khoảng 1/3 chiều dài cơ thể của chúng.
Mỗi vết cắn của rắn hổ mang chúa có tới 7ml nọc độc và loài này có xu hướng tấn công với 3-4 vết cắn. Một vết cắn có thể giết chết người trong 15 phút và một con voi trưởng thành chỉ trong vài giờ.
4.Rắn cạp nong
Rắn cạp nong có tên khoa học là Bungarus fasciatus sinh sống ở Ấn Độ, Bangladesh, Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Rắn cạp nong sinh sống ở nhiều loại môi trường sống, từ núi đất, rừng thưa, trảng cỏ, ven khe suối, nương rẫy. Chúng sinh sống trong gò mối và hang của động vật gặm nhấm, trong hốc cây, hẻm đá.
Rắn cạp nong sống đơn lẻ, ban ngày chúng cuộn mình trong các hang, đám cỏ, và thường rất chậm chạp. Chúng thường được thấy khi trời mưa. Ban đêm rắn hoạt động và đi kiếm ăn ở bờ ruộng gần rừng, ven khe suối, vũng nước. Cạp nong không săn đuổi mồi mà chúng thường nằm chờ cho con mồi đi qua.
Nọc độc của loài rắn cạp nong có thể làm tê liệt các cơ và ngăn cản cơ hoành chuyển động, khiến không khí không thể đi vào phổi, dẫn đến ngạt thở.
5.Rắn lục hoa cân
Có tên khoa học khoa học là Echis carinatus. Được xếp vào một trong Tứ đại rắn độc Ấn Độ.
Loài rắn này rất nóng tính, chỉ một cú táp của rắn lục hoa cân, nọc độc của chúng sẽ gây ra những triệu chứng đau, sưng, giảm huyết áp, nhịp tim, hoại tử và có thể gây tử vong do nhiễm khuẩn huyết.
Chúng có các răng nọc tương đối dài và có khớp nối cho phép đâm sâu và bơm nọc rắn. Rắn lục hoa cân thường hoạt động vào ban đêm, đặc biệt là khi trời mưa, thức ăn chính của chúng là các loài ếch nhái.
6.Rắn lục Russell’s
Rắn lục Russell là một trong những loài rắn cực độc trên thế giới. Nó là một thành viên của nhóm Tứ đại rắn độc Ấn Độ. Chúng phân bố ở Ấn Độ.
Loài này có nọc độc gồm các hỗn hợp cytotoxin gây hoại tử, neurotoxin tác dụng lên thần kinh và haemotoxin gây xuất huyết. Vết cắn của loài này gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, có thể làm giảm tác dụng của các tuyến nội tiết tố, làm cho lông tóc và các cơ quan thuộc cơ quan sinh dục trở lại trạng thái trước khi dậy thì
7.Rắn hổ
Có tên khoa học là Notechis scutatus. Chúng có nguồn gốc từ vùng núi và đồng cỏ ở đông nam Australia. Rắn hổ có nọc độc mạnh đến mức có thể gây ngộ độc cho người chỉ trong 15 phút sau khi cắn và gây tử vong.
8.Rắn boomslang
Rắn boomslang, có thể được tìm thấy ở khắp Châu Phi nhưng chủ yếu sống ở Swaziland, Botswana, Namibia, Mozambique và Zimbabwe, là một trong những loài rắn độc nhất trong số những loài được gọi là rắn nanh sau, theo Bảo tàng Động vật học của Đại học Michigan.
Những con rắn như vậy có thể gấp lại nanh vào miệng khi không sử dụng. Giống như các loài rắn độc khác, loài rắn này có nọc độc khiến máu của nạn nhân chảy máu cả bên trong và bên ngoài.
9.Rắn fer-de-lance
Có tên khoa học là Bothrops asper, loài rắn này phân bố từ phía Nam Mexico đến bắc Nam Mỹ. Chúng được tìm thấy trong một loạt các môi trường sống ở vùng đất thấp, thường gần nơi sinh sống của con người.
Một vết cắn của rắn fer-de-lance có thể khiến mô cơ thể của một người chuyển sang màu đen khi nó bắt đầu chết. Do nọc độc của loài rắn fer-de-lance có chứa chất chống đông máu nên vết cắn của loài rắn này có thể khiến một người bị xuất huyết. Một con rắn cái có thể sinh 90 con hung dữ.
10.Rắn mamba đen
Rắn mamba đen có tên khoa học là Dendroaspis polylepis, là một loài rắn độc đặc hữu tại châu Phi hạ Sahara.
Chúng có thể giết chết một người chỉ với hai giọt nọc độc. Rắn mamba đen thực ra có màu nâu, dài trung bình khoảng 2,5m và có thể di chuyển với vận tốc 19km/h.
Những con rắn dài được sinh ra với hai đến ba giọt nọc độc trong mỗi chiếc nanh. Đến tuổi trưởng thành, chúng có thể tích trữ tới 20 giọt trong mỗi răng nanh. Nếu không được điều trị, vết cắn của loài rắn Châu Phi này luôn có thể gây chết người.