Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 (International Day of Happiness) được Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon chính thức công bố tại một hội nghị của Liên Hợp Quốc về vấn đề này từ tháng 6/2012.
Đến nay, đã có 193 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam cùng cam kết ủng hộ, hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn để xây dựng một thế giới đại đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, đem lại hạnh phúc cho nhân loại.
Ngày Quốc tế hạnh phúc được lấy ý tưởng từ Bhutan, quốc gia vốn được đánh giá là hạnh phúc nhất thế giới dựa trên các yếu tố như sức khoẻ, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân. Liên Hợp Quốc quyết định kỷ niệm ngày này theo đề xuất của Vương quốc Bhutan, một quốc gia nhỏ bé ở khu vực Nam Á, nằm sâu trong lục địa phía Đông dãy Himalaya. Bắt đầu từ những năm 1970, nhà vua của vương quốc này đã đưa ra một cách thức mới đánh giá sự thịnh vượng của xã hội, đó là thông qua chỉ số hạnh phúc quốc gia, bên cạnh các chỉ số về kinh tế thường được dùng để đánh giá về sự giàu có vật chất. Chỉ số này được tính toán dựa trên các yếu tố về sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân.
Đại diện quốc gia Bhutan cho rằng, nhu cầu về Ngày Hạnh phúc này là đối với tất cả quốc gia và con người trên toàn thế giới để có những bước vượt lên trên sự khác biệt giữa các nước và con người trên toàn thế giới, và liên kết, đoàn kết toàn nhân loại. Việc Liên Hiệp Quốc chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc, còn vì đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau – là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ.
Cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực… Bởi vậy, ngày 20/3 – Ngày Quốc tế Hạnh phúc cũng truyền tải thông điệp rằng: Cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.
“Đối với mỗi người khác nhau, hạnh phúc có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta đều công nhận rằng, hạnh phúc nghĩa là làm việc để chấm dứt xung đột, nghèo đói và các điều kiện không may mắn khác và rất nhiều đồng loại của chúng ta hiện đang phải sống trong các điều kiện đó. Hạnh phúc không phải là điều phù phiếm, cũng không phải là điều gì xa xỉ. Hạnh phúc là khát khao sâu xa của mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Hạnh phúc không nên từ chối một ai và phải là của tất cả mọi người. Khát vọng này ẩn chứa trong cam kết của Hiến chương Liên Hợp Quốc để thúc đẩy hòa bình, công bằng, nhân quyền, tiến bộ xã hội và mức sống được cải thiện”.
2013 Năm đầu tiên của Ngày Quốc tế Hạnh phúc được tổ chức và phát động với Ndaba Mandela, cháu trai của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela và Chelsea Clinton, con gái của Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thượng nghị sĩ Mỹ và ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton tại hội nghị TedXTeen tại New York. Liên Hợp Quốc và Quỹ Liên Hợp Quốc cũng đã tổ chức các nghi lễ và lễ kỷ niệm.
2014 Năm thứ hai của Ngày Quốc tế Hạnh phúc được tiến hành do ca sĩ Pharrell Williams và Quỹ Liên Hợp Quốc với video âm nhạc 24 giờ đầu tiên của thế giới với ca khúc “Happy”. Công dân toàn cầu trên toàn thế giới đã được kêu gọi để tạo video âm nhạc của riêng mình với bài hát để tạo 24 giờ video âm nhạc toàn cầu do cộng đồng đóng góp đầu tiên.
2015 Năm thứ ba của Ngày Quốc tế Hạnh phúc được cử hành do Pharrell Williams, Liên Hợp Quốc và Quỹ Liên Hợp Quốc trong chiến dịch toàn cầu khác. Pharrell Williams thực hiện một bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, nơi ông tuyên bố “Hạnh phúc là quyền bẩm sinh của bạn” và yêu cầu hành động về biến đổi khí hậu. Google đã tạo ra một trang web, nơi đã nhận được hơn 3,5 tỷ đóng góp cảm tưởng. Google cũng đã khởi xướng một chiến dịch mà Pharrell sẽ bật lên một cách ngẫu nhiên và nhảy múa trong dịch vụ Google Hangouts (Hội nghị truyền hình).
Ngày Quốc tế Hạnh phúc sau khi công bố đã được nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ. Đến nay, đã có 193 quốc gia thành viên hưởng ứng và cam kết sẽ ủng hộ ngày này bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tích cực trong việc hưởng ứng Ngày quốc tế Hạnh phúc. Khẩu hiệu quốc gia của nước này là Độc lập, Tự do, Hạnh phúc đã trở thành tôn chỉ quốc gia. Hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc do Liên Hợp Quốc phát động, ngày 26 tháng 12 năm 2013, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định số 2589/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm. Năm 2014, lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Ngày Quốc tế Hạnh phúc với chủ đề Yêu thương và chia sẻ đem thông điệp tới mọi người hãy yêu thương và chia sẻ cùng nhau trong gia đình, trong dòng tộc, trong mỗi cộng đồng, giữa những người bạn, người đồng chí, trong mỗi đơn vị, cơ quan, trường học đem lại hạnh phúc cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần phát triển an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.