Đền Preah Vihear – Di sản văn hóa thế giới ở Campuchia

Đền Preah Vihear là một ngôi đền toạ lạc trên một chỏm núi ở Campuchia gần biên giới với Thái Lan. Ngôi đền này được lấy làm tên cho tỉnh Preah Vihear, nơi nó toạ lạc. Năm 2008, ngôi đền được tổ chức UNESCO liệt kê vào danh sách di sản thế giới.

Năm công nhận: 2008
Tiêu chí công nhận: (i)
Diện tích: 154.7 ha
Vùng đệm: 2,642.5 ha

Bản đồ đền Preah Vihear

Tranh chấp đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia

Chỉ một tuần sau khi Preah Vihear được đưa vào danh mục Di sản Thế giới của UNESCO (8/7/2008), khách tham quan ngôi đền cổ chỉ có thể đứng tần ngần bên ngoài hàng rào kẽm gai do tranh cãi giữa Thái Lan và Campuchia vẫn chưa ngã ngũ. Ngôi đền hàng nghìn năm tuổi thờ thần Shiva này tọa lạc trên chỏm núi thuộc lãnh thổ Campuchia, nhưng lối duy nhất vào đền lại nằm trên đất Thái Lan…

Theo phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế ở La Haye ngày 15/6/1962, đền Preah Vihear nằm ở phía Bắc Phnom Penh, tọa lạc trên đỉnh vách đá cao 525m của dãy núi Dangrek thuộc tỉnh Preah Vihear, Campuchia, giáp biên giới tỉnh Sisaket ở Đông Bắc Thái Lan. Tuy nhiên, nếu muốn thăm đền, du khách buộc phải đi từ cổng Vườn quốc gia Khao Phra Viharn (tên tiếng Thái của đền Preah Vihear) bên đất Thái Lan, sau đó mua vé qua cửa khẩu vào Campuchia vì không có lối lên đền từ đất Campuchia do bên Campuchia là vách đá dựng đứng.

Năm 1962, đền đã được Tòa án Công lý Quốc tế công nhận thuộc chủ quyền Campuchia, căn cứ trên bản chất văn hóa và sự tương đồng của ngôi đền với các di tích Ấn Độ giáo đặc trưng của Campuchia như Angkor Wat. Quả thực, ngôi đền này được xây dựng để thờ thần Shiva của đạo Hindu, tôn giáo chính của đế chế Khmer mà lúc hưng thịnh nhất bao trùm phần lớn đất đai của Thái Lan bấy giờ. Và không chỉ Preah Vihear, nhiều khu đền đài đặc trưng Hindu giáo rải rác khắp vùng Đông Bắc Thái Lan.

Phần lớn cấu trúc ngôi đền hiện nay được hoàn thiện dưới triều đại Suryayarman I và II trong nửa đầu thế kỷ 11 và 12, song đền Preah Vihear đã bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ 9. Vì vậy mà những phần có niên đại lâu đời nhất của đền còn tồn tại đến ngày nay thuộc thời Koh Ker đầu thế kỷ 10 khi kinh đô của triều đại Khmer ở gần Angkor hay những nét thiết kế kiểu Banteay Srei với điêu khắc trên sa thạch cuối thế kỷ 10.

Kiến trúc phức hợp của ngôi đền chạy theo trục Bắc Nam dài 800 m với những bậc tam cấp dẫn lên điện thờ chính nằm trên đỉnh núi. Đường lên điện thờ có 5 cột lớn và mỗi cột lại nằm ở độ cao khác nhau. Khách viếng đền sẽ gặp cột lớn thứ 5 trước nhất. Cột này được xây dựng theo kiểu kiến trúc Koh Ker, vẫn giữ lại những vết sơn đỏ thuở xa xưa. Cột thứ 4 có từ triều đại Khleang/Baphuon và là một “kiệt tác”. Cột thứ 3 lớn nhất và nằm giữa hai phòng lớn. Muốn đến được đền thờ phải thông qua hai sân liền kề. Mặc dù cấu trúc này khác với những ngôi đền trên núi khác của Campuchia được tìm thấy ở Angkor, nhưng ngôi đền cũng có cùng mục đích thờ phụng những vị thần ở đỉnh Meru.

Video đền Preah Vihear

 Những Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận

Array

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *