Các nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới

Giáo dục được xem là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong đời sống của con người, và vấn đề mũi nhọn của mỗi quốc gia. Nền giáo dục được xem là thước đo phát triển dài hạn của một quốc gia, không chỉ là quyền con người cơ bản , mà đó còn là tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển: kinh tế, văn hóa và xã hội của một đất nước, khu vực. Để nâng cao chất lượng giáo dục của con em, việc chọn lựa nền tảng học tập cũng được quan tâm hàng đầu

Cùng VNtoWorld điểm qua các nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới nhé.

1.Mỹ

Như các bạn đã biết, 8/10 trường Đại học danh giá bậc nhất thế giới đều quy tụ ở Mỹ. Do Mỹ là quốc gia có nhiều liên bang, tiểu bang…nên nền giáo dục ở đây chủ yếu do Chính phủ các bang này phụ trách và cung cấp tài chính.

Mỹ là một đất nước của sự tự do nên nền giáo dục của quốc gia này cũng không bao giờ bị gò bó theo một khuôn khổ nhất định. Chương trình dạy học ở đây chủ yếu thúc đẩy sự sáng tạo, tăng khả năng tư duy và trang bị những kỹ năng mềm.

Ngoài ra sinh viên ở đây được khuyến khích thoải mái đưa ra những ý kiến cá nhân của mình và có quyền tự đưa ra lựa chọn về các vấn đề cá nhân của mình.

Tuy nhiên nền giáo dục của quốc gia này có một khuyết điểm đó là học phí quá đắt đỏ. Theo thống kê, đất nước này đứng thứ 2 trên thế giới về chi phí học tập bình quân đầu người.

2.Phần Lan

các nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới

Phần Lan là một trong những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến và hiện đại nhất thế giới. Xét về mặt khoa học và toán học, Phần Lan còn vượt trội hơn so với Mỹ. Trong chính sách giáo dục của Phần Lan, điều được ưu tiên hàng đầu đó là đảm bảo sự công bằng giữa các em học sinh, không có sự phân biệt giữa học sinh học giỏi và học sinh học kém, kể cả những em cần được chăm sóc đặc biệt cũng được học chung lớp với những học sinh khác.

Ngoài ra ở quốc gia này, học sinh không phải đi học cho đến khi 7 tuổi. Thay vào đó, trẻ em sẽ được tham gia các hoạt động nhóm, học những kiến thức liên quan đến thiên nhiên, động vật. Không những vậy, học sinh của quốc gia này không có bài tập về nhà hoặc nếu có thì bài tập về nhà cũng vô cùng nhẹ nhàng, chủ yếu là để giúp các em khám phá thực tiễn.

Một điều đáng chú ý nhất là ở Phần Lan không có những bài thi chuẩn hóa. Chỉ có duy nhất một kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở vào năm các em 16 tuổi. Tuy nhiên đây chỉ là bài thi đánh giá kỹ năng của các em và không đè nặng về kiến thức.

Nhờ những chính sách tiên tiến trong giáo dục mà Phần Lan luôn đứng đầu các cuộc khảo sát quốc tế do Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (PISA) thực hiện từ năm 2000.

3.Anh

Nổi tiếng với các trường đại học như Oxford, Cambridge…Vương quốc Anh cũng là một trong số các quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Chương trình giáo dục ở đây được quản lý chặt chẽ bởi chính phủ nước này và những giáo trình tốt nhất theo đó cũng được đưa vào giảng dạy.

Cũng giống như Mỹ, học sinh và sinh viên ở Anh chủ yếu được chú trọng vào khả năng phát triển tư duy, tính sáng tạo, độc lập. Ngoài ra, họ còn được khuyến khích đọc, tìm tòi và tích lũy thêm nguồn tri thức thông qua sách, báo, tài liệu.

Bởi nền giáo dục tuyệt vời như vậy nên nước Anh đã thu về 78 giải Nobel và nhiều phát minh quan trọng khác. Không những vậy, nước Anh còn là một quốc gia lý tưởng để các bạn theo học bởi học phí ở đây được coi là khá rẻ so với những đất nước như Mỹ, Australia, Singapore.

4.Hà Lan

Hà Lan cũng lọt top một trong số các quốc gia sở hữu nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới. Học sinh dưới 10 tuổi ở Hà Lan có rất ít bài tập về nhà, thay vào đó, các em được khuyến khích luyện tập thể thao do chính phủ cho rằng việc tập thể dục sẽ giúp kích thích phát triển não bộ của học sinh.

Ngoài ra, Hà Lan miễn học phí cho tất cả các trường tiểu học và trung học. Đối với các trường đại học, chính phủ Hà Lan giảm học phí và cấp học bổng lên tới 75%. Không những vậy, học sinh ở Hà Lan còn được học Tiếng Anh từ rất sớm, đây là ngôn ngữ bắt buộc ở đất nước này.

Ở Hà Lan, việc giáo dục thế hệ trẻ được ưu tiên hàng đầu và tỷ lệ thất nghiệp ở quốc gia này là rất thấp. Có thể nói, Hà Lan vô cùng xứng đáng khi trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về nền giáo dục.

5.Đức

Đức là một quốc gia thu hút đông đảo du học sinh do sở hữu một nền giáo dục vô cùng tiên tiến và hiện đại.

Điểm mạnh đầu tiên đó là nước Đức có một nền giáo dục phi lợi nhuận, hầu như các trường của Đức đều miễn 100% học phí cho học sinh, sinh viên kể cả sinh viên quốc tế.

Ngoài ra, nền giáo dục của Đức còn có tính thực tiễn rất cao khi học sinh sau khi tốt nghiệp lớp 5 được lựa chọn học theo một trong hai hướng đó là: Đào tạo hàn lâm và Đào tạo thực hành. Học sinh có thể tùy ý lựa chọn sao cho có thể phát huy hết khả năng của bản thân. Không những vậy, học sinh tại Đức được đào tạo hướng đến sự hoàn hảo cao.

6.Canada

Đất nước của “Lá phong đỏ” cũng là một quốc gia có nền giáo dục đáng ngưỡng mộ. Chính phủ Canada miễn học phí cho tất cả các học sinh cấp tiểu học và trung học. Các trường đại học ở quốc gia này có phương pháp và chương trình giảng dạy rất mới mẻ và hiệu quả.

Thay vì ép buộc sinh viên đạt 9 hay 10 điểm để đạt loại giỏi thì họ lại khuyến khích sinh viên phát triển khả năng sáng tạo, tự khám phá, tìm tòi. Ở Canada, giảng viên được lựa chọn chương trình giảng dạy của riêng mình tuy nhiên vẫn phải bám sát nội dung mà chính phủ đề ra.

Ngoài việc học trên lớp, nhà trường còn chú trọng vào các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, sinh viên, trang bị những kỹ năng mềm cho họ.

Học bổng của các trường ở Canada không chỉ dựa trên tiêu chí thành tích học tập xuất sắc mà còn dựa trên các kinh nghiệm trong những hoạt động ngoại khóa hay các công trình nghiên cứu của sinh viên.

7.Singapore

Một đất nước châu Á vinh dự được lọt top danh giá này nằm ở khu vực Đông Nam Á – Singapore. Minh chứng cho vị trí dẫn đầu này được thể hiện ở kết quả thi đạt điểm số rất cao của học sinh Singapore tại các chương trình đánh giá năng lực sinh viên quốc tế – PISA.

Hệ thống giáo dục của Singapore chú trọng vào việc khai thác những khả năng tiềm ẩn của sinh viên để từ đó họ có thể tự tin phát huy hết năng lực của bản thân. Học sinh, sinh viên ở đây được tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tiếp cận tri thức bằng nhiều cách khác nhau, hơn nữa họ còn có thể truy cập Chương trình giảng dạy Quốc gia, tiếp thu và nắm bắt những nguồn tài liệu, công trình nghiên cứu có giá trị to lớn từ Bộ Giáo dục MOE của nước này cung cấp…

8.Thụy Sỹ

Giáo dục là một vấn đề rất quan trọng đối với các bang ở Thụy Sỹ. Tất cả trẻ em ở các bang của nước này đều phải hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học. Mười trong tổng số mười hai trường đại học ở Thụy Sỹ thuộc sở hữu và điều hành bởi các bang, còn hai trường còn lại thì nằm dưới quyền quản lý của Bộ giáo dục, nghiên cứu khoa học và phát triển.

Nhờ những công trình nghiên cứu y học và hóa học của trường đại học đầu tiên với bề dày lịch sử hàng thế kỷ (ra đời năm 1460) của mình, Thụy Sỹ là quốc gia thứ 2, chỉ sau Australia, được nhiều sinh viên ngoại quốc lựa chọn để du học nhất. Ngoài ra, đây cũng là nước có số lượng người đoạt giải Nobel khá cao và sinh viên ở đây được xếp thứ 25 về năng lực khoa học, thứ 8 về toán học và thứ 15 trên tổng thể. Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Thụy Sỹ đã xuất sắc giành vị trí số 1.

Hệ thống giáo dục của Thụy Sĩ được hoan nghênh và nằm trong danh sách những nền giáo dục tốt nhất thế giới. Hệ thống giáo dục ở Thụy Sĩ khuyến khích sinh viên của họ tiếp thu kiến thức giáo dục từ một số trường đại học được xếp hạng hàng đầu trong nước, nơi tập trung vào việc cung cấp kiến thức về khóa học mong muốn của cá nhân. Cấu trúc chương trình trong các trường đại học tập trung vào việc cung cấp cho sinh viên của họ thông tin nâng cao trong các trường đại học/cao đẳng của họ, tức là giáo dục đại học.

9.Đan Mạch

Nền giáo dục ở Đan Mạch bao gồm: mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học và giáo dục cho người lớn. Riêng bậc trung học được chia ra thành các phần giáo dục thể chất, dự bị đại học, thương mại, công nghệ và các chương trình kiểm tra giáo dục hướng nghiệp. Trẻ em ở Đan Mạch bắt buộc phải đến trường cho đến năm 16 tuổi và mặc dù giáo dục sau bậc phổ thông không hề bắt buộc nhưng 82% học sinh ở đất nước này vẫn ghi danh theo học, một tin vui cho đất nước của những chú lính chì.

Với tỷ lệ biết chữ là 99% ở Đan Mạch, đất nước này được coi là một trong những quốc gia có nền giáo dục hàng đầu trên thế giới. Hệ thống giáo dục Đan Mạch đã chia giáo dục cấp trung học và đại học thành các ngành sau đây, từ đó, học sinh có thể xác định lựa chọn giáo dục của mình.

Học viện ở Đan Mạch nổi tiếng vì có các cơ sở độc đáo trong các trường đại học tuyên bố cung cấp kiến thức lành mạnh cho sinh viên theo học của họ.

10.Thụy Điển

Dân số của đất nước không quá 1 vạn. Với những công dân dễ quản lý và tỷ lệ biết chữ gần như 100%, Thụy Điển chắc chắn là một trong những điểm đến tốt nhất cho giáo dục đại học.

Cùng với một số bằng cấp học thuật chung của mình, Thụy Điển cũng cung cấp một số nghề và chuyên môn trong các lĩnh vực như kỹ thuật, luật và thuốc. Hệ thống giáo dục Thụy Điển khá dễ chịu và với các số liệu thống kê thu được, các phương pháp giáo dục tiên tiến trong nước có độ tin cậy cao.

Đất nước có chỉ số hạnh phúc nhất thế giới 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *