Android – hệ điều hành có thị phần lớn nhất thế giới

Android là một hệ điều hành được phát triển dựa trên nhân Linux và phần mềm mã nguồn mở khác. Nó được thiết kế chủ yếu cho các thiết bị di động màn hình cảm ứng như smartphone và máy tính bảng. Được công bố vào năm 2007, và thiết bị Android thương mại đầu tiên được ra mắt vào năm 2008.

Hầu hết các thiết bị Android được cài đặt sẵn phần mềm độc quyền bổ sung, nổi bật là Google Mobile Services bao gồm các ứng dụng cốt lõi như Google Chrome, Google Play. Khoảng 70% smartphone chạy trên hệ sinh thái của Google. Tên và logo “Android” là thương hiệu được Google áp dụng để hạn chế các thiết bị ngoài hệ sinh thái của họ sử dụng thương hiệu Android.

Mã nguồn được sử dụng để phát triển các biến thể của hệ điều hành Android trên các thiết bị khác như máy chơi game, máy ảnh kỹ thuật sô, máy tính. Một số biến thể nổi tiếng bao gồm Android TV dành cho TV và Wear OS cho đồng hồ thông minh. Các gói phần mềm trên Android sử dụng định dạng APK, được phân phối qua các cửa hàng ứng dụng độc quyền như Google Play Store hoặc Samsung Galaxy Store.

Android là hệ điều hành có thị phần lớn nhất thế giới (tính trên tất cả các thiết bị). Tính đến tháng 5/2017, nó có hơn 2 tỷ người dùng hoạt động. Và đến tháng 3/2020 Google Play Store có hơn 2,9 triệu ứng dụng.

Logo Android qua các thời kỳ
Logo Android qua các thời kỳ

Các phiên bản của Android

Phiên bản Tên tiếp thị Ngày ra mắt
11 11 19/2/2020
10 10 3/9/2019
9 Pie 6/8/2018
8.1 Oreo 5/12/2017
8.0 21/8/2017
7.1 Nougat 4/10/2016
7.0 22/8/2016
6.0 Marshmallow 5/10/2015
5.1 Lollipop 9/3/2015
5.0 3/11/2014
4.4 Kitkat 31/10/2013
4.3 Jelly Bean 24/7/2013
4.2 13/11/2012
4.1 9/7/2012
4.0 Ice Cream Sandwich 19/10/2011
3.2 Honeycomb 22/2/2011
3.1
3.0
2.3 Gingerbread 9/2/2011
2.2 Froyo 20/5/2010
2.1 Eclair 26/10/2009
2.0
1.6 Donut 15/9/2009
1.5 Cupcake 27/4/2009
1.1 Không có tên 9/2/2009
1.0 23/9/2008
Các phiên bản Android từ 1.5 - 9.0
Các phiên bản Android từ 1.5 – 9.0

Vấn đề về quản lý năng lượng

Vì các thiết bị Android chủ yếu chạy bằng pin nên nó được thiết kế để giảm thiểu tối đa điện năng. Khi một ứng dụng Android không còn được sử dụng, hệ thống sẽ tự động ngừng nó trong bộ nhớ, trong khi về mặt kỹ thuật thì nó vẫn mở. Những ứng dụng này không làm tiêu tốn tài nguyên và nằm đó cho đến được sử dụng lại. Điều này vừa làm tăng khả năng phản hồi của ứng dụng, vừa đảm bảo các ứng dụng này không làm tiêu hao năng lượng một cách không cần thiết

Android quản lý ứng dụng trong bộ nhớ một cách tự động. Khi bộ nhớ thấp, hệ thống sẽ bắt đầu tắt dần các ứng dụng và tiến trình không hoạt động dựa theo thời điểm cuối mà nó được sử dụng (ứng dụng cũ nhất sẽ bị tắt trước).

Vấn đề về cập nhật Android

Google đưa ra các bản cập nhật lớn cho Android theo chu kỳ từ 6 đến 9 tháng. So với các hệ điều hành cạnh tranh khác như iOS, các bản cập nhật của Android thường mất thời gian lâu hơn để có thể cập nhật với các thiết bị. Thường là sau vài tháng từ lúc phiên bản chính thức được ra mắt. Nguyên nhân chính của việc này một phần là do sự phong phú của các loại thiết bị sử dụng Android. Nên các kỹ sư phải mất thời gian điều chỉnh bản cập nhật cho phù hợp, vì mã nguồn chính thức chỉ chạy được trên những thiết bị Nexus chủ lực của Google.

Google Pixel và Nexus
Google Pixel và Nexus

Điều chỉnh Android để phù hợp với từng loại phần cứng cụ thể là một quy trình tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của những nhà sản xuất phần cứng. Do đó, những smartphone thế hệ cũ thường không được cập nhật nếu nhà sản xuất cho rằng nó không đáng để bỏ thời gian vào, bất kể chiếc điện thoại đó có khả năng chạy bản cập nhật hay không. Nhiều người còn cho rằng các nhà sản xuất đã cố tình không cập nhật phần cứng, để thúc đẩy người dùng mua thiết bị mới được cập nhật hiện đại hơn.

Sự đón nhận Android

Android được đón nhận một cách thờ ơ khi nó vừa ra mắt vào năm 2007. Mặc dù nhiều người thích thú với việc các công ty công nghệ nổi tiếng hợp tác với Google để tạo ra Liên minh thiết bị di động mở. Cộng đồng cũng lo ngại rằng Android sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những công ty lớn trong thị trường smartphone, như Nokia hoặc Microsoft, hoặc các hệ điều hành khác từ Linux đang trong quá trình phát triển. Không ai coi Android là mối đe dọa đối với hệ điều hành của họ.

Dần dần Android đã từng bước phát triển để trở thành hệ điều hành phổ biến nhất thế giới. Các nhà bình luận thì nhấn mạnh vào yếu tố mã nguồn mở là một trong những yếu tố quyết định sức mạnh của Android. Nó cho phép các công ty khác phát hành những phần cứng chạy trên phiên bản Android của riêng họ. Chính sự mở này cũng hiện diện ở cấp độ người dùng cuối khi Android cho phép người dùng điều chỉnh thoải mái thiết bị của họ. Và ứng dụng thì có sẵn trên các cửa hàng ứng dụng và trên trang web không phải của Google. Những điều này đã đóng góp vào thế mạnh của Android so với các hệ điều hành khác.

Biểu tượng của Android

Biểu tượng của Android là một robot Android màu xanh lá cây, có liên quan đến tên của hệ điều hành này. Mặc dù không có tên chính thức, nhóm Android tại Google được gọi là Bugdroid. Do sự phổ biến cao của Android trong những năm 2010, nó đã trở thành biểu tượng dễ nhận biết nhất trong làng công nghệ. Nó được thiết kế bởi nhà thiết kế đồ họa của Google lúc bấy giờ là Irina Blok vào ngày 5/11/2007 khi Android được công bố.

Biểu tượng Android
Biểu tượng Android
Array

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *