Loài nào thuộc ngành chân khớp có số lượng lớn nhất thế giới?

Châu chấu là loài thuộc ngành chân khớp, phàm ăn, lại đẻ nhiều lứa, mỗi lứa đẻ nhiều trứng, nên khả năng sinh sôi vô cùng lớn, nguy cơ gây hại cây cối, mùa màng là rất ghê gớm. Trên thế giới và ngay tại nước ta cũng đã nhiều lần xảy ra đại dịch châu chấu. Bởi chúng bay đến đâu là phá hoại mùa màng, ăn lá cây, ngọn lúa, gây ảnh hưởng lớn đến quần thể thực vật, ảnh hưởng đến sự sống của tất cả các sinh vật còn lại trong hệ sinh thái trên cạn.

Châu chấu là loài có số lượng nhiều nhất trong ngành chân khớp
Châu chấu là loài thuộc ngành chân khớp và có số lượng rất lớn

Châu chấu non ngay sau khi nở đã bắt đầu phá hoại. Hoạt động phá hoại chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Chúng ăn khuyết lá, lủng thành mảng chừa gân chính, cắn đứt bông lúa, gây ra lép trắng. Ngoài ra, châu chấu cũng hoạt động mạnh vào khoảng 7-10 giờ và 16-17 giờ mỗi ngày. Châu chấu di chuyển thành bầy, liên tục ăn, giao phối và đẻ con, vì thế chúng có khả năng hủy diệt bất cứ môi trường chứa thực vật nào.

Đặc trưng của châu chấu – loài thuộc ngành chân khớp

Châu chấu có các râu gần như luôn luôn ngắn hơn phần thân (đôi khi có nhiều sợi nhỏ), cũng như cơ quan đẻ trứng ngắn. Những loài nào phát ra các âm thanh dễ dàng nghe thấy thì thông thường thực hiện điều này bằng cách cọ xát các xương đùi sau vào các cánh trước hay bụng, hoặc bằng cách bật tanh tách các cánh khi bay. Các màng thính giác, nằm ở các bên của đoạn bụng thứ nhất. Các xương đùi sau thông thường dài và to khỏe, thích hợp để nhảy. Nói chung, châu chấu có cánh, nhưng các cánh sau giống như màng trong khi các cánh trước thì dai và không phù hợp để bay. Châu chấu cái thường to hơn châu chấu đực, với cơ quan đẻ trứng ngắn.

Châu chấu cũng dễ bị nhầm lẫn với các loài muỗm trong phân bộ còn lại của Orthoptera là Ensifera (bao gồm các loài dế và muỗm). Nhưng chúng khác nhau ở nhiều khía cạnh. Chẳng hạn như số các đốt trong râu của chúng và cấu trúc của cơ quan đẻ trứng; cũng như vị trí của màng thính giác và phương thức phát ra âm thanh. Các loài dế, muỗm có các râu có ít nhất 30 đốt; còn các loài châu chấu có ít hơn. Theo quan điểm tiến hóa thì Caelifera và Ensifera tách ra không sớm hơn ranh giới giữa kỷ Permi-kỷ Trias (Zeuner 1939), nghĩa là không sớm hơn 250 triệu năm trước).

Phân bổ

Tại nhiều khu vực trên thế giới, châu chấu còn là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều protein. Tuy nhiên, việc tiêu thụ châu chấu cần thận trọng, do chúng có thể chứa sán dây (lớp Cestoda).

Các loài châu chấu di chuyển thành bầy là một số loài châu chấu râu ngắn trong họ Acrididae; đôi khi tạo thành các bầy rất lớn; chúng di chuyển theo cách thức có sự phối hợp (nhiều hay ít); và có chúng di chuyển tới đâu thì cây cối tại đó bị hủy diệt rất nhiều. Vì thế những loài này có hai pha: đơn độc và sống thành bầy. Chúng có khả năng thay đổi màu sắc và hành vi khi mật độ quần thể lớn và có thể gây ra những tổn thất nặng nề cho cây trồng.

Các loài này bao gồm Schistocerca gregaria, Locusta migratoria ở châu Phi và Trung Đông; Schistocerca piceifrons ở Trung Mỹ. Các loài châu chấu khác bị coi là loài gây hại (mặc dù không thay đổi màu sắc khi tạo thành bầy) còn có các loài trong chi Melanoplus (như M. bivittatus, M. femurrubrum và M. differentialis) và Camnula pellucida ở Bắc Mỹ; Brachystola magna và Sphenarium purpurascens ở miền bắc và miền trung Mexico; hay các loài trong chi Rhammatocerus ở Nam Mỹ.

Xem thêm: Chim thiên đường được mệnh danh là loài chim đẹp nhất thế giới bởi vì?

 

Array

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *