Ornithoptera alexandrae, hay Queen Alexandra’s birdwing (tạm dịch: Cánh chim của Nữ hoàng Alexandra), là loài bướm to lớn nhất thế giới, với những con cái đạt sải cánh từ 25 cm đến 28 cm, thậm chí dài hơn. Loài bướm này chỉ sinh sống giới hạn trong các khu rừng của Tỉnh Oro ở phía đông Papua New Guinea.
Loài này được phát hiện vào năm 1906 bởi Albert Stewart Meek, một nhà sưu tầm của Walter Rothschild thuê để thu thập các mẫu vật lịch sử tự nhiên từ New Guinea. Trong năm kế tiếp, Rothschild đặt tên loài này để vinh danh Nữ hoàng Alexandra của Đan Mạch . Mặc dù mẫu vật bướm đầu tiên được lấy với sự hỗ trợ bằng một khẩu súng, Meek đã nhanh chóng khám phá ra giai đoạn đầu của bướm và nhân giống hầu hết mẫu vật đầu tiên.
Đặc điểm loài bướm to lớn nhất thế giới
Con cái: lớn hơn con đực, sải cánh rộng hơn. Con cái có sải cánh có thể đạt đến và vượt hơn một chút; từ 25cm đến 28cm; chiều dài cơ thể 8 cm; và khối lượng cơ thể lên đến 12g. Đó là những con số khổng lồ cho một con bướm. Con cái có cánh màu nâu với các mảng màu trắng. Cơ thể có màu kem, trên ngực màu nâu có một phần lông nhỏ màu đỏ.
Con đực: Có sự lưỡng hình giới tính ở loài này. Các cánh dài với các chóp góc cạnh. Cánh có màu xanh lục ánh kim với khoảng giữa màu đen. Có một khác biệt giới tính rõ rệt. Mặt dưới màu xanh lục hoặc xanh lục có vân đen. Con đực nhỏ hơn con cái. Mặt bụng màu vàng tươi. Sải cánh của con đực có thể dài khoảng 20 cm; nhưng thường là khoảng 16 cm. Một hình dạng khác của con đực là hình dạng atavus; có những đốm vàng trên cánh sau.
Nguy cơ tuyệt chủng
Loài bướm này được xếp vào các loài có nguy cơ tuyệt chủng bởi IUCN; giới hạn trong khoảng 100 km2 của rừng nhiệt đới ven biển gần Popondetta, tỉnh Oro, Papua New Guinea. Tuy nhiên, loài này vốn rất phong phú tại địa phương; và chúng cần phải có rừng nhiệt đới già để tồn tại lâu dài. Mối đe dọa lớn nhất đối với loài này là việc phá hủy môi trường sống bởi các đồn điền cọ dầu. Tuy nhiên, vụ phun trào của Núi lửa Lamington gần đó vào những năm 1950 đã phá hủy một khu vực sinh sống rất lớn của loài này và đó là lý do chính cho sự quý hiếm hiện nay của Queen Alexandra’s birdwing.
Loài này cũng được đánh giá rất cao bởi các nhà sưu tầm vì sự quý hiếm của nó, loài bướm này được bán với giá rất cao trên thị trường chợ đen; được cho là từ 8.500-10.000 đô la Mỹ vào năm 2007. Năm 2001, nhà nghiên cứu nổi tiếng của Canada Gilles Deslisle đã bị phạt 50.000 đô la Canada vì đã nhập khẩu bất hợp pháp sáu mẫu loài bướm này. Năm 2007, “kẻ buôn lậu bướm toàn cầu” Hisayoshi Kojima đã nhận 17 tội danh sau khi bán một số loài bướm có nguy cơ tuyệt chủng; bao gồm một cặp Queen Alexandra’s birdwing với giá 8.500 đô la Mỹ; cho một đặc vụ của Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ.
Xem thêm: Loài trăn to nhất thế giới
Bảo tồn
Mặc dù việc sưu tầm bướm thường liên quan đến sự suy giảm số lượng của loài này; nhưng việc phá hủy môi trường sống mới là mối đe dọa chính.
Loài này được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước CITES, việc buôn bán thương mại quốc tế là bất hợp pháp. Tại cuộc họp năm 2006 của Ủy ban Động vật CITES; một số ý kiến cho rằng nên chuyển nó sang Phụ lục II (cho phép buôn bán các loài bị hạn chế); vì lợi ích bảo tồn bền vững có thể cao hơn lợi ích lệnh cấm buôn bán.
Xem thêm: Giống chó khôn nhất thế giới