Mỏ than Ombilin tại Sawahlunto – Di sản văn hóa thế giới ở Indonesia

Mỏ than Ombilin tại Sawahlunto là một hệ thống thống tích hợp công nghệ khai thác, xử lý, vận chuyển và thương mại hóa than. Về không gian, mỏ bao gồm: khu khai thác, văn phòng công ty, khu vực tuyển than, kho chứa than, cảng biển và mạng lưới đường sắt nối các mỏ với các cơ sở ven biển.

Tên tiếng Anh: Ombilin Coal Mining Heritage of Sawahlunto
Năm công nhận: 2019
Tiêu chí: (ii)(iv)
Diện tích: 268.18 ha với vùng đệm 7,356.92 ha

Mỏ than Ombilin là một ví dụ nổi bật về một tổ hợp công nghệ khai thác mỏ tiên phong thời bấy giờ, được các kỹ sư trong các quốc gia châu Âu định hình và xây dựng tại các thuộc địa của họ. Sự phát triển công nghệ khai thác than tại đây thể hiện kiến ​​thức kỹ thuật của châu Âu kết hợp với kiến thức môi trường tự nhiên và kinh nghiệm trong tổ chức lao động truyền thống tại địa phương.

Tại đây, người lao động không chỉ gồm công nhân lành nghề, mà còn cả những người lao động giản đơn trên đảo Sumatra, đảo Java, người lao động đến từ Trung Quốc, thậm chí có cả tù nhân từ các khu vực thuộc địa của Hà Lan.

Sau thời kỳ khai thác than, thị trấn Sawahlunto dần hoang vắng. Năm 2004, thành phố Sawahlunto được phục hồi như một Di sản cho mục đích du lịch.

Di sản khai thác than Ombilin tại Sawahlunto là một tập hợp công nghệ rộng lớn bao gồm 12 địa điểm nằm trong ba khu vực liên quan đến nhau: i) Khu vực A: Mỏ than với hệ thống hầm lò và khai thác lộ thiên gắn với thị trấn mỏ; ii) Khu vực B: Hệ thống đường sắt trên núi dài đến 155km với 3 ga đường sắt và 1 cầu vượt suối; iii) Khu vực C: Kho chứa thanh và cảng biển.

mỏ than ombilin tại sawahlunto - di sản văn hóa thế giới ở indonesia

Hiện tại thị trấn mỏ và tuyến đường sắt tiếp tục hoạt động; phần khai thác và tuyển than không còn sử dụng.

Khu vực A: Các di sản gồm mỏ than và thị trấn mỏ (Sawahlunto Mining Site and Company Town).

Khu vực bao gồm: mỏ lộ thiên, hầm mỏ cùng với các cơ sở chế biến than tại chỗ, được hỗ trợ bởi thị trấn mỏ, được xây dựng với đầy đủ tiện nghi gần đó.

Khu vực A bao gồm 6 địa điểm:
Khu A1: Địa điểm khai thác Soengai Doerian (Soengai Doerian Mining Site).
Khu A2: Trường dạy nghề mỏ (Mining School)
Khu A3: Nhà máy sàng tuyển than (Coal Processing Plant Compound)
Khu A4: Tuyến vận tải đường sắt Ombilin (Ombilin Railway Transportation)
Khu A5: Thị trấn mỏ (Company Town)
Khu A6: Nhà máy điện Salak và trạm bơm nước Ranith (Salak Power Plant and Ranith Water Pumping Station)

Khu vực B: Các di sản gồm hạ tầng đường sắt và kết cấu kỹ thuật (Railway Facilities and Engineering Structures).

Tại đây, một tuyến đường sắt trên núi được thiết kế khéo léo cùng với nhiều cây cầu và đường hầm, nối mỏ Ombilin với cảng ở bờ biển phía Tây, xuyên qua 157,2 km địa hình núi non hiểm trở (để đi được quãng đường dài 57km). Việc xây dựng bắt đầu vào 6/7/1889, hoàn thành vào năm 1894.

Tuyến đường sắt nếu kể các tuyến đường nhánh có chiều dài 296,9 km với 35 km chạy trên các cầu cạn. Độ dốc lớn nhất trên tuyến đường sắt vào khoảng 7- 8%, cao độ lớn nhất là 1154m.

Khu vực B gồm 5 địa điểm:
Khu B1: Tuyến đường sắt (Railway System)
Khu B2: Ga đường sắt Batu Tabal (Batu Tabal Train Station)
Khu B3 : Ga đường sắt Padang Padjang (Padang Padjang Train Station)
Khu B4: Cầu Tinggi (Tinggi Bridge)
Khu B5: Ga đường sắt Kayu Tanam (Kayu Tanam Train Station)

Ga Batu Tabal

Khu vực C: Di sản Kho chứa than tại cảng Emmahaven (Coal Storage Facilities at Emmahaven Port)

Tại đây hình thành một bến cảng tại Emmahaven với hệ thống kho chứa than.

Di sản khai thác than Ombilin tại Sawahlunto, tỉnh West Sumatra, Indonesia ngày nay không còn khai thác than mà phát triển du lịch như một hoạt động kinh tế chính.

Bản đồ Di sản khai thác than Ombilin tại Sawahlunto

Nhà ga Batu Tabal

Nhà ga Padang Panjang

 Video về Di sản khai thác than Ombilin tại Sawahlunto

Những Di sản Văn hóa/Thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận

Array

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *