Các địa điểm lịch sử Baekje – Di sản văn hóa thế giới ở Hàn Quốc

Cùng với Goguryeo và Silla, Baekje là triều đại kéo dài 700 năm (từ năm 18 trước Công Nguyên đến thế kỷ VII), là một trong ba vương quốc cùng tồn tại trên bán đảo Hàn Quốc. Các tường thành và lăng tẩm thời triều đại Baekje được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới nằm rải rác ở tám địa điểm trên vùng Gongju, Buyeo (tỉnh Nam Chungcheong) và Iksan (tỉnh Bắc Jeolla).

Tên tiếng Anh: Baekje Historic Areas
Địa điểm: TP Gongju và H. Buyeo (Tỉnh Nam Chungcheong), TP Iksan (Tỉnh Bắc Jeolla)
Năm công nhận: 2015
Tiêu chí: (ii)(iii)
Diện tích: 135.1 ha với vùng đệm 303.64 ha

Khu di tích lịch sử vương triều Baekje phản ánh trình độ phát triển văn hóa vượt bậc của vương quốc Baekje, đồng thời chứa đựng nhiều chứng tích ghi nhận quá trình giao lưu văn hóa, chính trị, xã hội giữa các vương quốc Đông Á cổ đại.

Các tường thành và mộ cổ từ thời đại vương triều Baekje được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới tập trung ở ba khu vực chính là Gongju (tên cũ là Ungjin), Buyeo (tên cũ là Sabi) (tỉnh Nam Chungcheong) và Iksan (tỉnh Bắc Jeolla).

1. Khu di tích lịch sử Gongju

Thành núi Gongsan (Gongsanseong Fortress)

Bản đồ: https://goo.gl/maps/1mCoBYeVyQUuMT977
Có diện tích 200.000m2, được xây dựng trong 63 năm, từ năm 475 khi kinh thành Baekje còn là Ungjin đến khi chuyển về Buyeo vào năm 538. Ban đầu thành núi Gongsan chỉ được đắp bằng đất, nhưng sau nhiều lần tu sửa, thành đã được gia cố bằng đá. Thành được xây nối với đỉnh núi, bắt ngang qua thung lũng với địa hình hiểm trở, có khả năng phòng vệ cao. Bên trong thành có hoàng cung cùng nhiều cơ sở vật chất quan trọng khác.

các địa điểm lịch sử baekje - di sản văn hóa thế giới ở hàn quốc

Khu lăng mộ thôn Songsan (Royal Tombs in Songsan-ri)

Bản đồ: https://goo.gl/maps/KGqbgaz1R4JNeG6RA
Khu lăng mộ gồm bảy ngôi mộ vương triều Baekje thời đại Ungjin, bao gồm cả lăng mộ vua Munyeong (Vũ Ninh), lăng duy nhất xác định được chủ nhân trong số các lăng tẩm triều đại Baekje.

Các di tích lăng tẩm và di vật như quan tài đóng bằng gỗ thông Nhật Bản, thể hiện thấy rõ quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế giữa triều đại Baekje với các quốc gia trên khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Ấn Độ.

2. Khu di tích lịch sử Buyeo

Khu di tích thôn Gwanbuk và thành núi Buso (Archeological Site in Gwanbuk-ri and Busosanseong Fortress)

Bản đồ: https://goo.gl/maps/JZiSmaKxWmAmszao9
Cụm di tích thôn Gwanbuk được xác định là hoàng thành của triều đại Baekje, bao gồm không gian sinh hoạt của hoàng đế, hệ thống dẫn nước, dự trữ nước, hồ, đường bộ, hệ thống tưới tiêu và tường đá…

Thành núi Buso được xây dựng đằng sau hoàng cung, ngày thường là hậu viên nhưng khi có biến cố sẽ trở thành hệ thống kiên cố bảo vệ hoàng cung.

Vết tích nền móng chùa Jeongnim (Định Lâm) (Jeongnimsa Temple Site)

Bản đồ: https://goo.gl/maps/pxY8PBcfPZm2SPxq6
Jeongnim (Định Lâm) là ngôi chùa đặt ở vị trí trung tâm nhất ở thủ đô triều đại Baekje. Nơi đây hiện vẫn còn ngọn tháp năm tầng, là bảo vật quốc gia số 9 của Hàn Quốc, phản ánh các giá trị văn hóa, nghệ thuật cũng như kỹ thuật xây dựng bằng đá đầy tinh xảo và khéo léo của triều đại Baekje.

Khu lăng mộ thôn Neungsan (Royal Tombs in Neungsan-ri)

Bản đồ: https://goo.gl/maps/t3LUaQx5bd8sKdAq7
Là nơi bảo tồn bảy lăng tẩm và hội tụ cả ba kiểu kiến trúc lăng mộ mái vòm điển hình của triều đại Baekje (538-660). Đặc biệt trên bốn mặt tường gian thờ bên trong của ngôi mộ thứ nhất có vẽ tranh Sansindo (Tứ thần đồ), trên trần lăng có họa tiết hoa sen, mây. Đây là những tài liệu quan trọng, có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu hội họa giai đoạn vương triều Baekje.

Naseong (La Thành) (Naseong City Wall)

La thành phụ được xây dựng bên ngoài, kéo dài từ thành núi Buso, bao trùm hết phía Bắc và phía Đông của kinh thành. Naseong khác với các thành núi bình thường, có kiến trúc nối kết giữa vùng núi và đồng bằng, có kỹ thuật xây dựng thành vô cùng độc đáo tại những đoạn địa hình đi qua núi cao và nối xuống vùng đồng bằng thấp.

3. Khu di tích lịch sử Iksan

Khu di tích thôn Wanggung (Archeological Site in Wanggung-ri)

Bản đồ: https://goo.gl/maps/entDFWWCj98QCmAW7
Cung điện phụ được xây dựng để khắc phục những điểm sơ hở trong phòng vệ của cung điện chính triều đại Baekje, thời đại Sabi. Bên trong cung có nhiều di tích kiến trúc, xưởng sản xuất vàng, thủy tinh và chùa chiền. Đặc biệt, sự phát hiện nền móng tòa nhà lớn được cho là chính điện đã đóng góp cho quá trình nghiên cứu những nguyên lý quy hoạch không gian của vương triều Baekje.

Vết tích nền móng chùa Mireuk (Di Lặc) (Mireuksa Temple Site)

Bản đồ: https://goo.gl/maps/kST3Kp2WZe25QAhEA
Chùa Mireuk có quy mô lớn nhất Đông Á với điện tích 13.384.699m2. Nhiều hiện vật bằng ngói, đất, sứ, đá, gỗ, vàng đã được phát hiện tại khu vực này. Tại đây vẫn có tháp Mireuk cao nhất Hàn Quốc (Bảo vật quốc gia số 11) với chiều cao 14m và hai cột chống Dangganjiju (Tràng can chi trụ) (Bảo vật quốc gia số 236).

Video về các địa điểm lịch sử Baekje

Những Di sản Văn hóa/Thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận

Array

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *