Mỏ bạc Iwami Ginzan – Di sản văn hóa thế giới ở Nhật Bản

Mỏ bạc Iwami Ginzan là một mỏ bạc ngầm nằm ở thành phố Ōda, Shimane, Honshū, Nhật Bản. Nó là mỏ bạc lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã từng hoạt động trong gần 400 năm, từ khi phát hiện ra bạc vào năm 1526 cho đến khi đóng cửa vào năm 1923.

Tên tiếng Anh: Iwami Ginzan Silver Mine and its Cultural Landscape
Địa điểm: Thành phố Ohda, Tỉnh Shimane
Năm công nhận: 2007
Tiêu chí: (ii)(iii)(v)
Diện tích: 529,17 ha với vùng đệm 3.134 ha

Chùa Rakan-ji

Các phần của thị trấn mỏ vẫn còn được bảo tồn tốt và Chính phủ Nhật Bản đã xếp hạng nó là một khu bảo tồn đặc biệt cho các nhóm tòa nhà lịch sử vào năm 1969.

Sự phát triển của một mỏ bạc lớn thường đòi hỏi số lượng lớn về gỗ xẻ được khai thác từ các khu rừng xung quanh. Tuy nhiên, sự phát triển Mỏ bạc Iwami Ginzan khiến việc chặt phá rừng và xói mòn ít hơn do kiểm soát chặt chẽ việc khai thác gỗ, và cũng ít ô nhiễm đất và nguồn nước hơn.

Đó là một trong những lý do mà Mỏ bạc Iwami Ginzan được chọn là Di sản thế giới. Nó cũng được tuyên bố vào năm 2007 là một trong 100 địa điểm địa chất lớn nhất của Nhật Bản.

Các hạng mục của Mỏ bạc Iwami Ginzan và những cảnh quan văn hóa

Khu vực khai thác và cơ sở chế biến bạc, hành chính, khu dân cư, và các cơ sở tôn giáo có liên quan:
– Khu mỏ Ginzan Sakunouchi (1): là khu vực mỏ chính, nằm tại phía Đông của khu vực Di sản, được phát triển mạnh trong những năm đầu của thế kỷ 16 và hoạt động cho đến thế kỷ 20. Mỏ được bao quanh bằng các hàng rào và được kiểm soát chặt chẽ. Tại đây có tới hơn 600 tàn tích hầm lò (mabu) và moomg mỏ được bảo tồn là minh chứng rõ nét cách thức sản xuất, quản lý và tổ chức cuộc sống có liên quan đến khai thác và chế biến bạc, từ quy mô nhỏ mang tính thủ công đến quy mô công nghiệp.

– Khu hành chính mỏ tại Daikansho (2): là cơ sở trung tâm của hệ thống quản lý các khu mỏ Iwami Ginzan. Sau này, vào thế kỷ 17, khu hành chính được chuyển tới Omri (cũng thuộc Ginzan Sakunouchi). Hiện tại, một số công trình như cổng ra vào, nhà vườn (Mon-Nagaya), được xây dựng lại vào đầu thế kỷ 19.

– Khu pháo đài tại Yataki (3); Yahazu-jo (4) và Iwami-jo (5): được xây dựng trên đỉnh núi, để bảo vệ các mỏ bạc tại Iwami Ginzan.

– Khu dân cư Ōmori Ginzan (6): được hình thành từ hơn 150 làng xung quanh khu mỏ Iwami Ginzan, dưới sự kiểm soát trực tiếp của tướng quân Tokugawa. Nhiều cư dân trong làng là các cựu võ sỹ samurai. Trong làng có có các công trình nhà ở, nhà thương và nhiều đền miếu, trong đó nổi bật là: Đền Kanzeon-ji, nằm trên một ngọn núi đá, là nơi làm lễ của các tướng quân cầu nguyện cho Iwami Ginzan: Đền Shogen-ji, được xây dựng vào năm 1601, là nơi an nghỉ của các quan cai trị địa phương với các trang trí chạm khắc tuyệt đẹp; Đền Shrine Sahimeyama được xây dựng vào giữa thế kỷ 15 thờ vị thần bảo hộ của Iwami Ginzan. Công trình được xây dựng lại vào năm 1891…

Đền Sahimeyama

– Cơ sở tinh luyện bạc Miyanomae (7): được xây dựng từ cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, nằm trong lòng núi.

– Nhà ở của gia đình Kumagai (8): là nhà của thương nhân lớn nhất trong khu vực Omori. Công trình là một trong những ví dụ về kiến ​​trúc nhà phố để minh họa vị trí xã hội và cuộc sống hàng ngày của các thương nhân, nhũng người được hưởng sự thịnh vượng nhờ vào sản xuất bạc. Trong nhà, các đồ nội thất và đồ gia dụng, sản phẩm may mặc được bảo tồn và trưng bày cho du khách. Đây cũng là một trong những ví dụ về lối sống truyền thống của người Nhật Bản xưa.

– Chùa Rakan-ji Gohyakurakan (9): là một ngôi chùa được thành lập vào năm 1766, nằm một phần trong núi với các tượng Phật và tượng 500 La Hán bằng đá (Gohyaku-Rakan); Công trình là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa chạm khắc đá (stonemasonry) tại Iwami Ginzan.

Các tuyến đường giao thông vận chuyển bạc:
– Tuyến đường Iwami Ginzan Kaido Tomogauradō (ra cảng Tomogaura) – 10: là tuyến đường thương mại dài khoảng 7km, để vận chuyển bạc và quặng từ mỏ ra cảng Tomogaura;

– Tuyến đường Iwami Ginzan Kaido Yunotsu-Okidomaridō (ra cảng Okidomari) -11: là tuyến đường thương mại dài 12km, có vai trò kết nối các mỏ bạc với cảng Okidomari.

Cơ sở dịch vụ vận chuyển bạc:
– Cơ sở dịch vụ/thành phố cảng Tomogaura (12): là cảng mà từ đó bạc và quặng bạc được vận chuyển đến Hakata, Kyushu. Trong những năm đầu thế kỷ 16, khi mỏ Iwami Ginzan mới phát triển, tại đây đã có nhiều tàu buôn từ Hakata đến để vận tải quặng. Tại khu vực cảng vẫn còn lưu lại các khu định cư, quảng trường, kho chứa quặng bạc, các tòa nhà hành chính…

– Cơ sở dịch vụ/thành phố cảng Okidomari (13): là cảng này được sử dụng trong vòng khoảng 40 năm, vào những năm cuối của thế kỷ 16, để cung cấp vật tư và vận chuyển bạc. Đây cũng là một cảng quân sự.

– Cơ sở dịch vụ/thành phố cảng Yunotsu (14): là cảng nối Khu vực Di sản Iwami Ginzan với bên ngoài. Cách bố trí của thị trấn không thay đổi so với thời kỳ thành lập ban đầu. Tại đây có nhiều công trình được bảo tồn, như nhà ở của người lao động, đại lý tàu biển, nhà nghỉ bên suối nước nóng, đền, miếu. Đây còn là một địa điểm quan trọng bố trí một số công trình lịch sử do chính phủ quản lý, ví dụ như Bảo tàng Ginzan Iwami…

mỏ bạc iwami ginzan - di sản văn hóa thế giới ở nhật bản

Bản đồ Mỏ bạc Iwami Ginzan

Video về Mỏ bạc Iwami Ginzan

 Những Di sản Văn hóa/Thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận

Array

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *