Rặng san hô lớn nhất thế giới

Great Barrier – Rặng san hô lớn nhất thế giới

Rạn san hô Great Barrier (“Đại Bảo Tiều” hoặc “Bờ Đá Lớn”) là hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới, bao gồm hơn 2.900 rạn san hô riêng rẽ và 900 hòn đảo trải dài trên 2.300km, với tổng diện tích 344.400km² Nó nằm trên khu vực Biển San Hô, ngoài khơi bờ biển Queensland, đông bắc Úc. Rạn san hô Great Barrier có thể được nhìn thấy từ ngoài vũ trụ và là cấu trúc đơn lớn nhất thế giới được tạo ra bởi các sinh vật sống. Cấu trúc rạn san hô này được hình thành bởi hàng tỷ sinh vật nhỏ, được gọi là những polyp san hô. Nó là môi trường sống của rất nhiều các loài động thực vật và đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1981.

rặng san hô lớn nhất thế giới

Các đá san hô ngầm dao động theo mực nước biển, theo như nghiên cứu thì những trầm tích san hô đã tồn tại ở đây từ nửa triệu năm trước. Cấu trúc san hô ngầm đang sinh sống hiện nay đang bắt đầu phát triển trên nền địa chất cũ khoảng 18 ngàn năm trước. Vùng đất hình thành rặng Great Barrier trước đây là khu vực đồng bằng vên biển xen lẫn những ngọn đồi lớn.

Và khi mực nước biển đều đặn tăng lên, các san hô dần mọc cao hơn trên những ngọn đồi, dần dần các hòn đảo, ngọn đồi trên vùng đồng bằng bị nhấn chìm bởi nước biển ngày càng tăng, cùng sự gia tăng nhanh của các ngọn đồi hình thành đảo san hô mà Great Barrier ngày càng lớn và trở nên lớn nhất hiện nay. Ở vùng biển phía Bắc của Great Barrier người ta đã tìm thấy loại san hô lâu đời nhất là một loài san hô Porites – san hô tảng băng có tuổi đời khoảng 1000 năm.

Có tổng cộng 30 loài trong Bộ Cá voi đã được ghi nhận tại rạn san hô Great Barrier bao gồm Cá voi Minke, Cá heo lưng bướu Thái Bình Dương và Cá voi lưng gù. Đây cũng là nơi có một số lượng lớn loài Cá cúi sinh sống. Hơn 1.500 loài cá sống tại rạn san hô như Cá hề, Cá hồng đỏ hai đốm, Cá hè mõm dài, một số loài Cá hồng và Cá mú chấm. Có tổng cộng 17 loài rắn biển sống tại khu vực nước ấm của rạn san hô ở độ sâu tới 50m, và phố biến ở khu vực phía nam hơn. Đây là nơi sinh sản quan trọng của 6 loài rùa biển gồm Đồi mồi dứa, Rùa da, Đồi mồi, Rùa Quản Đồng, Rùa lưng phẳng và Vích. Đặc biệt, Đồi mồi dứa tại đây có hai quần thể khác biệt về mặt di truyền, một ở phía bắc rạn san hô và một ở phía nam. Có 15 loài Cỏ biển là nguồn thức ăn các loài rùa và cá cúi, đồng thời nó cung cấp môi trường sống có nhiều loài cá. Các chi cỏ biển phổ biến nhất là Halophila và Halodule.

Trong các khu rừng ngập mặn và đầm lầy muối bên bờ biển gần rạn san hô là môi trường sống của Cá sấu nước mặn. Chúng có phạm vi sinh sống rộng nhưng mật độ thấp. Có khoảng 125 loài Cá mập, Cá đuối ó, Cá đuối Skate và Cá mập ma sống trên các rạn san hô. Gần 5.000 động vật thân mềm đã được ghi nhận tại Great Barrier trong đó có cả loài Sò tai tượng khổng lồ, sên biển và ốc nón. Có 49 loài Cá chìa vôi, 9 loài Cá ngựa và ít nhất 7 loài ếch sống trên các đảo.

Các rạn san hô và đảo là môi trường kiếm ăn, làm tổ cho 215 loài chim (22 loài chim biển và 32 loài chim lội), bao gồm cả Đại bàng bụng trắng, Nhàn hồng. Khu vực làm tổ tập trung hầu hết ở phía bắc và phía nam rạn san hô với 1,4-1,7 triệu chim bố mẹ.

Các hòn đảo của rạn san hô là nơi hỗ trợ cho 2.195 loài thực vật, trong số đó có 3 loài đặc hữu. Các hòn đảo phía bắc với 300 loài thực vật chủ yếu là các cây thân gỗ trong khi 200 loài ở các đảo phía nam có hầu hết là cây thân thảo. Đa dạng nhất là tại Quần đảo Whitsunday với 1.141 loài.

Ít nhất 330 loài Hải tiêu trên hệ thống rạn san hô với đường kính với đường kính từ 1–10cm .Từ 300-500 loài Động vật hình rêu sống trên rạn san hô. Great Barrier là nơi có 400 loài san hô bao gồm San hô cứng và San hô mềm. Ngoài ra là 500 loài Rong biển trong đó có 30 loài thuộc chi Halimeda.

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm, sao biển gai, và đánh bắt cá là những mối đe dọa chính đối với rạn san hô này. Các mối đe dọa khác gồm các tai nạn tàu bè, sự cố tràn dầu, và lốc xoáy nhiệt đới. Bệnh ăn mòn khung xương của san hô gây ra bởi sinh vật đơn bào Halofolliculina corallasia làm ảnh hưởng đến 31 loài san hô. Theo một nghiên cứu năm 2012 của Viện Hàm lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, kể từ năm 1985, rạn san hô Great Barrier đã mất đi hơn một nửa phân nửa số loài với 2/3 trong số này xảy ra từ năm 1998 do các yếu tố nêu trên.

Ghé thăm rạn san hô Great Barrier không chỉ là cơ hội để du khách được chiêm ngưỡng vùng biển san hô lớn nhất trên thế giới mà còn là cơ hội để du khách được khám phá thế giới đại dương, gặp gỡ nhiều loài động – thực vật quý hiếm mà không phải nơi nào cũng có.

Các địa điểm du lịch đẹp nổi tiếng trên thế giới

Array

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *