Mối chúa – loài côn trùng sống lâu nhất thế giới

Mối chúa – loài côn trùng sống lâu nhất

Mối chúa là loài côn trùng có màu trắng đục, to cỡ ngón tay cái, dài từ 3-3,5cm, đầu nhỏ nhưng bụng thì to, căng mọng. Chúng có kích thước to gấp nhiều lần so với các con mối khác. Một vòng đời của mối chúa thường đẻ khoảng 15 triệu trứng. Đây là loại côn trùng khá quý hiếm và công dụng của nó được rất nhiều người quan tâm. Chúng cũng được xem là loài côn trùng sống lâu nhất thế giới. Nếu không bị tác động từ các yếu tố thiên nhiên và có môi trường thuận lợi thì tuổi thọ của chúng có thể lên tới 25 – 50 năm.

Mối chúa - Loài côn trùng sống lâu nhất thế giới
Mối chúa – Loài côn trùng sống lâu nhất thế giới

Loài này thường sống ẩn náu sâu trong tổ và theo đàn. Một tổ mối lớn thường có 2 con mối chúa: một con nhỏ và một con lớn hơn, con nhỏ có nhiệm vụ thay thế con lớn khi con lớn già và chết đi. Những năm đầu chúng sinh khá ít trứng do bộ phận sinh dục chưa phát triển. Khi đã hoàn thiện, chúng có thể sinh từ 8-10 nghìn trứng mỗi ngày. Mối chúa có chức năng sinh sản để phát triển đàn mối.

Mùa sinh sản của chúng thường vào giữa tháng 5 và 6. Các nhà khoa học tại Nhật Bản đã nghiên cứu và thấy rằng chúng có thể sinh sản bằng hình thức vô tính và hữu tính.

Công dụng của mối chúa như thế nào?

Theo dân gian, công dụng của mối chúa khi ăn trực tiếp sẽ giúp bổ thận, tráng dương, bổ sung sinh lực cho cánh mày râu. Giúp quý ông giảm các triệu chứng mộng tinh, di tinh, xuất tinh sớm, tăng cương dương, cải thiện sinh lý.

Một phương pháp khác là ngâm rượu mối chúa. Sau khi bắt được chúng, người ta sẽ cho vào một bình thủy tinh hoặc sứ đã có sẵn rượu ngâm. Để ngâm từ 50 ngày trở lên là có thể dùng được. Ta có thể ngâm chung với một số thảo dược khác như: tam thất, bổ củi, nhân sâm, đông trùng hạ thảo, đảng sâm, tắc kè. Nhớ ngắt bỏ đầu mối đi trước khi ngâm rượu. Theo dân gian, rượu mối giúp giảm đau xương khớp, tráng dương bổ thận, giúp máu lưu thông tốt hơn, giải độc máu,…

Ngâm rượu mối chúa

Ngoài ra, ta có thể chế biến mối chúa đơn giản hoặc kết hợp với một vài nguyên liệu khác như trứng gà, hành lá để tạo nên các món ăn khác nhau từ mối.

Lưu ý là chất dinh dưỡng chủ yếu nằm trong cái bụng cằng tròn của nó. Khi ta bắt mối chúa đưa ra ngoài không khí thì một vài phút sau con mối sẽ chết do cái bụng chứa đầy sữa của nó bị vỡ ra. Do vậy ta cần chế biến ngay sau khi bắt được để bảo toàn được chất dinh dưỡng trong mối chúa.

Các công dụng của mối chúa từ trước đến nay đa phần là những lời đồn đại, làm cho giá mối tăng cao, những người kinh doanh được hưởng lợi. Vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào chỉ ra những công dụng tuyệt vời kể trên của mối chúa. Vì vậy bạn nên thận trọng khi có ý định sử dụng mối chúa làm thuốc.

Môi trường thích hợp của mối chúa

Môi trường thích hợp để mối chúa phát triển là khu vực có khí hậu nhiệt đới, vì chúng có thể sinh sản hàng ngày. Ở những khu vực ôn đới thì mối sẽ ngưng sinh sản khi thời tiết lạnh. Đó là nguyên nhân ở nước ta loài mối phát triển rất nhanh.

Mối chúa có thể sinh sản trong 10 năm đầu và sau đó chúng sẽ sinh ra những mối chúa thế hệ sau để duy trì đàn mối sau nay. Khi tổ mối đã phát triển đầy đủ và gặp thời tiết thuận lợi, chúng sẽ tiếp tục sinh ra mối cánh. Mối cánh bay đến những khu vực khác để tạo lập nên tổ mối mới và chu kỳ như thế cứ lặp đi lặp lại liên tục.

Mối chúa trong tổ mối

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version