Vườn quốc gia Gunung Mulu – Di sản thiên nhiên thế giới ở Malaysia

Vườn quốc gia Gunung Mulu thuộc bang Sarawak, trên đảo Borneo, Malaysia. Đây là khu vực đặc biệt về cả đa dạng sinh học và lịch sử địa chất của vùng núi đá vôi, được UNESCO tôn vinh là Di sản thế giới.

Địa điểm: Phía bắc Sarawak, đảo Borneo
Năm công nhận: 2000
Tiêu chí: (vii)(viii)(ix)(x)
Diện tích: 52.864 ha

Vườn quốc gia được chi phối bởi ngọn núi Gunung Mulu, núi cao đến 2.376 m và là khu vực núi đá vôi nhiệt đới được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới. Các địa tầng đá vôi nơi đây có lịch sử địa chất 2 – 3 triệu năm.

Vườn quốc gia Gunung Mulu có diện tích rộng lớn, vào khoảng 52.864ha, từ độ cao 28m đến 2376m với các vách dốc, rặng núi, tháp đá vôi, hang động, sông và thảm thực vật bậc thang liên quan, đồng bằng.

Đây là nơi cung cấp môi trường sống tự nhiên đáng kể, trong một phạm vi rộng lớn cho các loài thực vật và động vật, cả trên và dưới mặt đất với nhiều loài đặc hữu.

Công viên bao gồm 17 khu vực thực vật, trưng bày khoảng 3500 loài thực vật bậc cao. Tại đây có đến 109 loài cọ trong 20 chi, làm cho khu vực trở thành địa điểm giàu có nhất về các loài cọ.

Công viên là một khu vực rừng nhiệt đới chủ yếu của đảo Borneo và là một không gian cho các loài với sự đa dạng lớn, trong đó có nhiều loại đặc hữu (chỉ có trong khu vực) và các loài bị đe dọa.

Tại đây có những hang động lớn, như động Sarawak, dài 600m, rộng 415m cao 80m, là một trong những hang động lớn nhất trến thế giới. Các hang động nối dài đến 295km, cung cấp một cảnh quan ngoạn mục và là không gian cho hàng triệu chim én và dơi làm tổ.

Núi Api, một ngọn núi đá vôi thuộc Vườn quốc gia nổi tiếng bởi các tháp đá vôi nhọn (Pinnacles).

Bản đồ Vườn quốc gia Gunung Mulu

 Video về Vườn quốc gia Gunung Mulu

Những Di sản Văn hóa/Thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version