Di sản thế giới tại Việt Nam đã được UNESCO công nhận có đủ cả ba loại hình: di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới và di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới.
Các tiêu chí của di sản bao gồm tiêu chí của di sản văn hóa (bao gồm i, ii, iii, iv, v, vi) và di sản thiên nhiên (vii, viii, ix, x). Việt Nam hiện tại có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận. 5 trong số đó là di sản văn hoá, 2 là di sản tự nhiên và 1 di sản hỗn hợp.
Các Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận ở Việt Nam
1. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Tp. Hà Nội)
Niên đại: Thế kỷ XI
Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thế kỷ XI dưới triều nhà Lý ở Việt Nam, đánh dấu nền độc lập của Đại Việt. Được xây dựng trên tàn tích của một pháo đài Trung Quốc vào thế kỷ VII, nơi đây là trung tâm chính trị và quyền lực của Đại Việt trong suốt 13 thế kỷ. Ngày nay, Hoàng thành cùng khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu phản ánh nền văn hóa Đông Nam Á đặc sắc nơi Đồng bằng Sông Hồng, cửa ngõ thông thương giữa Trung Hoa cổ đại và Vương quốc cổ Champa.
2. Phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam)
Niên đại: Thế kỷ XV-XIX
Phố cổ Hội An là một ví dụ nổi bật cho một cảng thương mại của Đông Nam Á vào thế kỷ XV tới thế kỷ XIX. Các kiến trúc và đường sá của Hội An phản ánh những nét ảnh hưởng của văn hóa bản địa và ngoại quốc đã tạo nên nét độc đáo cho di sản này.
3. Quần thể di tích Cố đô Huế ( tỉnh Thừa Thiên Huế)
Niên đại: Thế kỷ XIX-XX
Với vai trò là kinh thành của một Việt Nam thống nhất năm 1802, Huế không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm văn hóa và tôn giáo dưới triều nhà Nguyễn cho tới năm 1945. Dòng sông Hương chảy qua kinh thành, cấm cung và nội thành mang lại cho kinh thành một phong cảnh thiên nhiên tuyệt diệu.
4. Thành nhà Hồ (tỉnh Thanh Hóa)
Niên đại: Thế kỷ XIV
Thành nhà Hồ được xây dựng vào thế kỷ XIV dựa trên những nguyên tắc của phong thủy là minh chứng cho sự phồn thịnh Nho giáo vào thế kỷ XIV ở Việt Nam cũng như đông Á. Dựa trên phong thủy, thành nhà Hồ tọa lạc nơi có thắng cảnh tuyệt đẹp giao thoa giữa núi non và đồng bằng ven sông Mã và sông Bưởi. Thành nhà Hồ là đại diện nổi bật cho một phong cách mới của kinh thành Đông Nam Á.
5. Thánh địa Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam)
Niên đại: Thế kỷ IV – XIII
Trong khoảng từ thế kỷ IV và đến XIII, một nền văn hóa độc đáo bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ giáo trỗi dậy ở duyên hải ven biển của Việt Nam ngày nay. Điều này được thể hiện qua những tàn dư của một quần thể tháp-đền thờ tọa lạc tại cố đô của vương quốc cổ Champa.
6. Quần thể danh thắng Tràng An (tỉnh Ninh Bình)
Đây là di sản hỗn hợp (cả văn hóa và thiên nhiên)
Tọa lạc tại phía Nam của Lưu vực sông Hồng, Quần thể danh thắng Tràng An là một quần thể thắng cảnh gồm các núi đá vôi địa hình cacxtơ xen kẽ các thung lũng và các vách đá dốc. Các cuộc khám phá đã chỉ ra rằng nơi đây xuất hiện chứng tích khảo cổ của loài người cách đây hơn 30.000 năm. Quần thể còn bao gồm chùa, đền thờ, ruộng lúa và các làng nhỏ.
Hai di sản thế giới còn lại của Việt Nam là Di sản Thiên nhiên được UNESCO công nhận: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình).
Di sản tư liệu của Việt Nam được công nhận Di sản tư liệu thế giới là gì?