Nhà máy dệt Tomioka và các nơi liên quan – Di sản văn hóa thế giới ở Nhật Bản

Nhà máy dệt tơ lụa Tomioka và các khu vực có liên quan đã trở thành trung tâm đổi mới trong việc sản xuất sợi tơ và đánh dấu điểm khởi đầu hòa nhập của Nhật Bản vào kỷ nguyên công nghiệp hóa, tạo ra các sản phẩm mới, trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về sản xuất lụa thô, đặc biệt là tại thị trường châu Âu và Hoa Kỳ.

Tên tiếng Anh: Tomioka Silk Mill and Related Sites
Địa điểm: Tỉnh Gunma
Năm công nhận: 2014
Tiêu chí: (ii)(iv)
Diện tích: 7,2 ha với vùng đệm 414,6 ha

Khu vực Di sản gồm 4 địa điểm

1. Nhà máy lụa Tomioka

Nhà máy có bố cục chính mặt bằng hình chữ U, bao quanh sân trong.

Tòa nhà tại cách phía đông và phía tây là kho kén (East Cocon warehouse và West Cocon warehouse). 2 tòa nhà được làm từ vật liệu địa phương song với cấu trúc khung xây dựng kiểu Pháp (khung gỗ, chèn gạch). Nhà cao 2 tầng. Tầng 1 cho phụ nữ làm việc. Tầng 2 là kho lưu trữ kén tơ khô. Ngày nay tòa nhà được sử dụng như một Bảo tàng lịch sử của nhà máy.

Tòa nhà tại cánh phía nam là phân xưởng sản xuất chính của nhà máy (Silk – reeling plant)- phân xưởng kéo sợi tơ (từ kén tằm). Nhà xưởng dài 140m, có kết cấu dàn mái vượt nhịp lớn, không có cột bên trong. Đây là giải pháp kết cấu xây dựng chưa từng có tại Nhật Bản vào thời điểm bấy giờ.

Giữa sân là một ống khói lớn, nhà nồi hơi và nhà sấy kén (Cocoon drying facility), hiện chỉ còn tàn tích, bể nước…

2. Trang trại trồng dâu nuôi tằm Tajima Yahei

Di sản Trang trại trồng dâu, nuôi tằm Tajima Yahei (Tajima Yahei Sericulture Farm) có diện tích rộng 0,4 ha, nằm tại thành phố Isesaki, được xây dựng vào năm 1863.

Đây là nơi ở cũ và trang trại của Yahei Tajima, là một nông dân nuôi tằm đã phát triển một hệ thống thông gió để nuôi trứng tằm có chất lượng cao và ổn định, được gọi là “Seiryo-iku”.

Đây là ngôi nhà Seiryo-iku đầu tiên tại Nhật, cao 2 tầng. Trên tầng 2 có cửa mái để thông gió tự nhiên, tương tự như mô hình nhà công nghiệp tại châu Âu. Ngoài việc được thông gió, trứng tằm cũng được theo dõi để lai tạo ra những con tằm có chất lượng tơ cao nhất có thể.

Thời bấy giờ, nhiều người trồng dâu nuôi tằm đã đến thăm trang trại để tìm hiểu, nghiên cứu về cách nuôi tằm lấy trứng theo công nghệ mới.

Trang trại trước đây bao gồm hai ngôi nhà được nối với nhau bằng một cây cầu trên tầng hai, nhưng nay chỉ còn một ngôi nhà và cây cầu.

3. Trường dạy nghề Takayama-sha

Di sản Trường dạy nghề Takayama-sha (Takayama-sha Sericulture School) có diện tích rộng 0,8ha, nằm tại thành phố Fujioka.

Đây là nơi mọi người từ khắp Nhật Bản và các nước lân cận có thể đến để nghiên cứu và học thêm về nghề trồng dâu nuôi tằm, kỹ thuật nuôi tằm để lấy tơ thô.

Takayama Chogoro, một cựu samurai bước vào kinh doanh tơ lụa sau khi kết thúc thời kỳ Mạc Phủ, đã thành lập trường vào năm vào năm 1884. Trong giai đoạn này công nghệ trồng dâu nuôi tằm kiểu Seion-iku đã hoàn thiện.

Theo mô hình kiểu Seion-iku, nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát để tạo ra các điều kiện lý tưởng cho việc nuôi kén tằm bằng cách sử dụng một tòa nhà 2 tầng với nhiều cửa sổ và và cửa mái để thông gió tốt, cũng như lò sưởi. Bài giảng thực hành được dạy tại trường đã thiết lập tiêu chuẩn mới và lan truyền công nghệ trồng dâu nuôi tằm hiện đại ở Nhật Bản.

Tòa nhà chính trong Trường dạy nghề Takayama-sha cao 2 tầng được xây dựng vào năm 1891, có hình dáng mô phỏng theo công trình tại Trang trại trồng dâu Tajima Yahei.

4. Kho lạnh Arafune

Di sản Kho lạnh Arafune (Arafune Cold Storage) có diện tích rộng 0,5ha nằm ở vùng rừng núi gần thành phố Tomioka, tỉnh Gunma.

Kho lạnh Arafune nằm trong một hang gió lạnh lớn nhất của tỉnh, như một tủ lạnh tự nhiên cho ngành công nghiệp tơ lụa vào đầu những năm 1900.

Tại đây có thể lưu trữ khoảng một triệu khay trứng tằm cho các nhà sản xuất tơ tằm trên khắp Nhật Bản.

Không khí mát trong kho được tạo ra do gió đi qua các khe đá chứa đầy tuyết tích tụ trong mùa đông. Ngay cả trong mùa hè khi nhiệt độ bên ngoài lên đến hơn 20 độ C, nhiệt độ trong kho lạnh vẫn chỉ cao hơn mức đóng băng vài độ.

Trong hang có 3 nhà kho với bằng tường gạch, đá trát vữa bùn để đỡ các khay trứng tằm bằng gỗ. Hiện công trình chỉ còn lại tàn tích.

Bản đồ Nhà máy dệt Tomioka và các địa điểm liên quan

Video về Nhà máy dệt Tomioka và các địa điểm khác

Những Di sản Văn hóa/Thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version