Chim thiên đường được mệnh danh là loài chim đẹp nhất thế giới bởi vì?

Loài chim đẹp nhất thế giới – Chim thiên đường, một số tài liệu tiếng Việt gọi là chim thiên hà, chim seo cờ; là các loài chim thuộc họ Paradisaeidae; sống ở một số khu vực thuộc Australasia, bao gồm miền đông Indonesia, New Guinea và đông bắc Australia.

Các thành viên của họ Thiên đường được biết đến nhiều nhất là từ những bộ lông sặc sỡ của các con trống; được chúng sử dụng để hấp dẫn con mái (con mái có bộ lông bình thường) bằng những điệu nhảy và xòe cánh, múa đuôi. Con trống có đuôi dài và đẹp. Một số còn có chỏm lông trên đầu hay lông cánh dài sặc sỡ. Các loài chim thiên đường là một trong những loại chim biết hót cổ xưa nhất.

Lý do đây là loài chim đẹp nhất thế giới

Họ Chim thiên đường dao động về kích thước từ nhỏ như ở chim thiên đường vua. Chỉ nặng 50 gam và dài 15 cm tới mỏ liềm đen dài 110 cm và manucode mào quăn nặng 430 gam

Được biết đến nhiều nhất là các thành viên của chi Paradisaea, bao gồm cả loài điển hình, chim thiên đường lớn (Paradisaea apoda). Loài này được miêu tả từ các mẫu vật được các thương nhân mang về châu Âu. Các mẫu vật này được các thương nhân bản địa tạo ra bằng cách tháo bỏ cánh và chân sao cho chúng có thể dùng như là vật trang trí. Các nhà thám hiểm thương mại đã không biết được điều này, dẫn tới niềm tin rằng chúng không bao giờ đậu xuống đất mà luôn được giữ lơ lửng trong không trung nhờ bộ lông. Đây là nguồn gốc cuả tên gọi “chim thiên đường” lẫn tên khoa học apoda – không chân.

Các loài trong họ Thiên đường nói chung trông giống như quạ về hình thái cơ thể, và trên thực tế là có quan hệ với họ Quạ. Chúng có mỏ chắc mập hoặc dài và chân khỏe, với khoảng hai phần ba số loài là dị hình giới tính mạnh.

Nơi sinh sống loài chim đẹp nhất thế giới

Chúng sống trong các khu rừng nhiệt đới, bao gồm rừng mưa nhiệt đới, rừng đầm lầy và rừng rêu. Ở phần lớn các loài, thức ăn chủ yếu là trái cây, mặc dù các loài súng trường và mỏ liềm cũng thích ăn cả sâu bọ và các động vật chân khớp khác.

Phần lớn các loài có nghi thức kết đôi phức tạp, với các loài Paradisaea sử dụng cách thức kết đôi kiểu cầu ngẫu trường. Các loài khác, chẳng hạn như các chi Cicinnurus và Parotia, có các kiểu nhảy kết đôi mang tính chất nghi thức cao. Các con trống là đa thê ở các loài dị hình giới tính, nhưng là đơn thê ở ít nhất là một số loài đồng hình giới tính. Sự lai tạp là phổ biến ở các loài chim này. Nhiều dạng lai ghép đã được mô tả như là các loài mới, và nghi ngờ liên quan tới một vài dạng, như chim thiên đường mỏ thùy Rothschild, là có cơ sở.

Các loài trong họ này xây tổ từ các vật liệu mềm, như lá, dương xỉ, tua dây leo, thường là trên các chạc cây. Số lượng trứng đẻ mỗi lần là chưa chắc chắn. Ở các loài to lớn hơn, gần như chỉ là một quả. Các loài nhỏ hơn có thể đẻ 2-3 trứng. Trứng được ấp nở trong 16-22 ngày, và chim non rời tổ trong khoảng từ 16 tới 30 ngày tuổi.

Chim thiên đường Wilson – Loài chim thiên đường đẹp nhất thế giới

Chim thiên đường Wilson ở Indonesia được mệnh danh là loài chim đẹp nhất thế giới với bộ lông sặc sỡ ấn tượng.

Chim thiên đường Wilson - loài chim đẹp nhất thế giới

Thuộc họ Paradisaeidae, chim thiên đường Wilson (Cicinnurus respublica) sống trên các đảo Waigeo và Batanta ở ngoài khơi West Papua, Indonesia. Loài chim này có hình dáng không thể nhầm lẫn với bộ lông bắt mắt màu đỏ thắm, vàng, xanh lá cây và xanh nước biển.

Đặc biệt, chỏm đầu màu xanh ngọc của chim thiên đường Wilson không có lông mà là một nếp da trần. Cùng với hai chiếc lông đuôi dài uốn cong, nó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con trống hấp dẫn bạn tình.

Giống như nhiều loài chim thiên đường khác, chỉ con trống mới sở hữu dáng vẻ rực rỡ. Những con mái có bộ lông màu nâu sáng với chỏm đầu xanh thẫm.

Để thu hút sự chú ý của con mái, con trống dọn sạch những chiếc lá hoặc rác vụn để tạo ra một vũ đài trên nền rừng. Giữa mặt đất phẳng, nó sẽ trình diễn bằng cách chuyền từ cành này sang cành khác, uốn cơ thể theo nhiều tư thế, xòe bộ lông óng ánh nhiều màu và hót vang. Không chỉ lắc đầu, rướn cổ, dựng ngược đuôi, đôi khi con trống còn há to miệng trước mặt con mái để thuyết phục bạn tình.

Chim thiên đường Wilson được phát hiện vào năm 1850 nhưng phải gần 150 năm sau; vũ điệu tỏ tình của nó mới được nhà tự nhiên học nổi tiếng David Attenborough ghi lại trong tự nhiên.

Xem thêm: Loài bướm to nhất thế giới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version