Thế giới đại dương rộng lớn với muôn vàn loài động vật khiến chúng ta phải khao khát được khám phá, từ hung tợn cho tới kỳ lạ với những khả năng đặc biệt, chúng dần thu hút sự tò mò của con người hơn.
Chúng ta từng biết đến loài cá có thể phát sáng, tôm với cú đấm ngàn cân…. và còn rất nhiều điều thú vị khác nữa, hôm nay VNtoWorld sẽ giới thiệu tới bạn những điều đặc biệt hơn, đó là thông tin về các loài cá to lớn nhất thế giới.
1.Cá voi xanh
Cá voi xanh hay hay còn gọi là cá ông, thuộc phân bộ Mysticeti (cá voi tấm sừng hàm), sinh sống ở tất cả đại dương trên Trái Đất. Chúng tiến hoá từ những loài động vật có vú sống trên đất liền và họ hàng gần với chúng nhất là hà mã. Cá voi xanh là loài động vật nặng nhất và lớn nhất trên thế giới. Một con cá voi xanh trưởng thành có thể nặng tới 180 tấn. Trong 7 tháng đầu sau khi sinh, cá voi xanh con sẽ uống khoảng 400 lít sữa mỗi ngày. Vì vậy, khối lượng của nó tăng lên khá nhanh, khoảng 90 kg mỗi ngày. Thậm chí lúc mới sinh nó đã nặng bằng khối lượng của một con hà mã trưởng thành đó là 2.700kg.
Chiều dài thân trung bình là 25m đối với con đực và 26,2m đối với con cái. Tuổi thọ trung bình của cá voi xanh là từ 30 – 40 năm. Với thân hình lớn nhưng lại có cấu trúc dài và thon nên cá voi xanh có thể dễ dàng rẽ nước mỗi khi di chuyển. Mặt trên của chúng có màu xanh xám còn phần bụng là màu sáng hơn. Đặc biệt phần cổ của nó còn có các nếp gấp có thể giãn ra gấp 4 lần so với bình thường mỗi khi chúng ăn. Phần đuôi cũng được chia thành 2 mái chèo để đẩy thân hình đồ sộ của chúng đi dưới lực cản của dòng nước.
Cá voi xanh thuộc họ cá “không răng”. Nghĩa là thay vì dùng răng chúng sẽ có khoảng 395 tấm sừng mọc ở hàm trên với mục đích lọc thức ăn trong nước. Để có thể hô hấp, trên lưng của cá với xanh có 2 lỗ để đẩy không khí cũ và nước biển ra khỏi phổi mỗi khi trồi lên mặt nước. Trái ngược với thân hình đồ sộ của nó là bộ não tương đối nhỏ, chỉ khoảng 6,92kg, tương đương với 0,007% khối lượng cơ thể. Hiện nay, đã phát hiện được 3 loại cá voi xanh khác nhau, chúng sinh sống ở khắp các đại dương trên thế giới. Thức ăn chủ yếu của cá voi xanh là các động vật giáp xác nhỏ và sinh vật phù du.
2.Cá nhà táng
Cá nhà táng là động vật có vú sống trong môi trường nước ở biển, thuộc bộ cá voi, phân bộ cá voi có răng và là thành viên duy nhất của chi cùng tên. Cá nhà táng đã từng có tên khoa học là Physeter catodon, nó là một trong ba loài còn tồn tại của siêu họ cá nhà táng cùng với cá nhà táng nhỏ và cá nhà táng lùn. Cá nhà táng là loài vật lặn sâu nhất thế giới, thức ăn của chúng chủ yếu là cá nhỏ và mực.
Một con cá nhà táng đực trưởng thành có thể dài tới 20,5m. Đối với những con đực, đầu có thể dài đến bằng 1/3 tổng chiều dài thân mình – nói đến đầu thì cá nhà táng là loài động vật có bộ não lớn nhất trên thế giới. Nó phân bố trên toàn thế giới, khắp các đại dương. Cá nhà táng chủ yếu ăn mực – thậm chí các loài mực khổng lồ và mực Nam Cực khổng lồ cũng là nạn nhân của nó – nhưng đôi khi chúng cũng đánh chén các loài cá khác. Chúng là loài động vật có vú lặn sâu thứ nhì thế giới, sau cá voi mõm khoằm Cuvier. Và âm thanh lách cách của cá nhà táng cũng là loại âm thanh lớn nhất được tạo ra bởi các loài động vật. Âm thanh này được dùng để định vị vật cản, mục tiêu cũng như trong các mục đích khác.
Cứ cách ba đến sáu năm thì cá nhà táng sinh con một lần và thời gian chăm con có thể kéo dài đến hơn 10 năm. Cá nhà táng có rất ít kẻ thù tự nhiên, rõ ràng có rất ít sinh vật đủ mạnh để tấn công một con cá nhà táng trưởng thành khỏe mạnh, tuy nhiên một bầy cá hổ kình có thể tiêu diệt những con cá nhà táng con. Tuổi thọ của cá nhà táng có thể lên tới hơn 70 năm.
3.Cá nhám voi
Cá nhám voi được xếp vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Cá trưởng thành có thể dài tới 12m, nhưng trung bình chúng dài từ khoảng 5,5m đến 10m và nặng 18,7 tấn.
Miệng của một con cá nhám voi rộng khoảng 1,5m, hàm răng của chúng có hơn 300 cái răng, nhưng có tác dụng như một máy lọc thức ăn, chúng không sử dụng những chiếc răng này để ăn. Cá nhám voi có xu hướng thích những nơi ấm áp và chúng thường được thấy ở tất cả các vùng nước nhiệt đới trên khắp thế giới. Một số đã được phát hiện ở những vùng nước lạnh hơn, chẳng hạn như ở ngoài khơi bờ biển New York.
Những con cá nhám voi này không tấn công và xé nhỏ con mồi giống như hầu hết họ hàng của chúng. Sinh vật phù du là nguồn thức ăn chính của chúng, nhưng chúng cũng ăn tôm, tảo và các thực vật biển khác, cá mòi, cá cơm, cá thu, mực, cá ngừ và cá ngừ vây dài. Đôi khi chúng còn ăn cả trứng cá.
4.Cá nhám phơi nắng
Cá nhám là một loài di cư quốc tế được tìm thấy ở tất cả các đại dương ôn đới trên thế giới. Nó là một loài ăn loại chuyển động chậm và có sự thích nghi giải phẫu để lọc thức ăn, chẳng hạn như một cái miệng rất mở rộng và mang lược phát triển cao. Cá nhám phơi nắng thường có màu xám – nâu với đốm da. Răng của cá nhám phơi nắng rất nhỏ, rất nhiều và thường trên một trăm hàm. Răng có một đỉnh hình nón duy nhất, được uốn cong về phía sau và đều giống nhau ở cả hàm trên và hàm dưới.
Nghiên cứu năm 2003 đã chứng minh cá nhám phơi nắng không ngủ đông, cho thấy chúng hoạt động quanh năm. Vào mùa đông, cá nhám phơi nắng di chuyển tới độ sâu lên đến 900 m để ăn sinh vật phù du, chúng thường có màu xám nâu cùng với nhiều đốm da. Thức ăn chủ yếu của cá nhám phơi nắng là các loài sinh vật phù du, chiều dài của chúng có thể đạt đến 12.5m khi trưởng thành.
5.Cá mái chèo
Cá mái chèo hay cá đai vua là một loài cá thuộc họ Regalecidae, nó là loài phân bố toàn cầu. Cá mái chèo có hình dáng giống như một sợi dây ruy băng, mình cá tương đối mỏng cùng vây lưng màu đỏ chạy dọc theo toàn bộ chiều dài của con cá. Chính vì hình dáng bên ngoài, cá mái chèo thường được nhiều người gọi là rồng biển hoặc rắn biển khổng lồ.
Cá mái chèo là loài cá có xương sống lâu đời nhất, chiều dài của cá có thể lên tới 17m và nặng tới 270kg. Loài cá này được nhắc đến lần đầu vào năm 1772, chúng rất hiếm khi lộ diện vì chúng thường sống ở độ sâu 1.000m dưới đáy đại dương. Cá mái chèo chỉ ăn sinh vật phù du có kích thước nhỏ và có một lỗ nhỏ để thực hiện chức năng của hệ thống tiêu hóa. Loài cá này thậm chí không có răng thật, mà chúng chỉ có các dạng cấu trúc mảnh hơn được gọi là mang lược để bắt những con mồi nhỏ.
Cá mái chèo đôi thi được phát hiện trên bề mặt biển, nhưng các nhà khoa học cho rằng sự xuất hiện này là do chúng chịu tác động bởi sức đẩy của những cơn bão hoặc dòng chảy mạnh cuốn vào bờ hay cũng có thể do gặp tai nạn và chết. Cá mái chèo có thể trông giống một con quái vật biển đáng sợ, nhưng chưa bao giờ chúng được coi là nguyên nhân gây nguy hiểm cho con người.
6.Cá Mặt Trời
Cá mặt trời Hoodwinker (Mola tecta), thường được gọi là cá mặt trời. Thành viên của loại cá Osteichthyes này có hình dạng elip phẳng. Nó có thể nặng tới 1,87 tấn và chiều dài của thân có thể đạt tới từ 3,5- 5,5m.
Các nhà khoa học làm việc gần New Zealand lần đầu tiên báo cáo về nó vào năm 2014, nhưng mọi người đã cho biết họ đã nhìn thấy nó gần Chile, Nam Phi và Úc. Các nhà nghiên cứu khó xác định loài cá này vì chúng thường lặn hàng trăm mét để bắt mồi. Chúng có xu hướng sống ở vùng khí hậu lạnh hơn của các đại dương Nam bán cầu, nơi mọi người thường không đến. Loài cá không đuôi này đã lẩn tránh các nhà nghiên cứu trong nhiều năm.